"Mỏ vàng" bản quyền hình ảnh chưa được khai thác trong bóng đá

thứ ba 31-5-2016 19:15:49 +07:00 0 bình luận
Từ chuyện bản quyền hình ảnh của Mourinho bị Chelsea nắm giữ khiến vụ chuyển nhượng sang Man Utd nhùng nhằng, giới bóng đá chợt phát hiện mỏ vàng bị lãng quên.

Từ chuyện bản quyền hình ảnh của Mourinho bị Chelsea nắm giữ khiến vụ chuyển nhượng sang Man Utd nhùng nhằng, giới bóng đá chợt phát hiện mỏ vàng bị lãng quên.

“Người đặc biệt” hóa ra cũng ngờ nghệch

Trong làng HLV, Jose Mourinho khét tiếng tinh quái bậc nhất. Nhưng bước ra “trường đời”, ông rõ ràng còn kém giới làm ăn xa lắc. Bằng chứng là mãi tới lúc chuẩn bị ký hợp đồng với Man Utd ở Hè 2016, “người đặc biệt” mới ngã ngửa khi biết bản quyền hình ảnh của ông vẫn còn nằm trong tay Chelsea, dù bản thân bị CLB này sa thải từ tháng 12/2015. Càng oái oăm hơn khi biết rằng thật ra, Chelsea đã sở hữu bản quyền hình ảnh của HLV BĐN từ năm 2005, lúc ông vừa chân ướt chân ráo từ Porto sang London.

Chelsea vẫn còn được quyền bán các sản phẩm có hình ảnh “người đặc biệt” như các tự truyện, đồ chơi hoặc mấy chiếc cốc.

Bởi ngay lúc đó, Chelsea đã sớm đăng ký tên Jose Mourinho làm thương hiệu cho CLB này. Hậu quả là sau đó, cả Inter Milan lẫn Real Madrid – những CLB mà Jose Mourinho từng phục vụ đều phải trả tiền cho Chelsea nếu muốn sử dụng hình ảnh của HLV này. Câu chuyện chưa dừng lại ở đấy, vì giờ đây, cả thế giới đều biết rằng 6 tháng sau khi sa thải Jose Mourinho, Chelsea vẫn còn được quyền bán các sản phẩm có hình ảnh “người đặc biệt” như các tự truyện, đồ chơi hoặc mấy chiếc cốc.

Bản quyền hình ảnh có giá trị như thế nào

Vậy là hóa ra, truyền thông cũng bị hớ khi cho rằng Jose Mourinho vẫn đang là HLV có thu nhập cao nhất thế giờ, dù đang thất nghiệp. Bởi trước đó, họ tính rằng trong lúc Chelsea tiếp tục trả lương 8,5 triệu bảng/năm cho “người đặc biệt”, chủ sân Stamford Bridge còn phải trả khoảng 2 triệu bảng tiền khai thác bản quyền hình ảnh cho ông, chưa kể HLV này còn có tiền quảng cáo cho Adidas và Braun. Nhưng nếu đúng là Jose Mourinho không biết vụ bản quyền hình ảnh, thu nhập của ông bị hụt đáng kể.

Vụ bản quyền hình ảnh đầu tiên liên quan đến những khoản chi khác thường của Arsenal cho David Platt và Dennis Bergkamp hồi tháng 04/2000.

Dù vậy, kể cũng khó trách Jose Mourinho, vì lâu nay, giới bóng đá – cụ thể là cầu thủ và HLV vẫn không chú trọng giá trị của bản quyền hình ảnh. Có lẽ chỉ các nhân viên cục thuế mới quan tâm nhiều tới vấn đề này. 

Bằng chứng là vụ bản quyền hình ảnh đầu tiên phải đưa ra tòa giải quyết liên quan đến các nhân viên thuế vụ phát hiện những khoản chi khác thường của Arsenal cho David Platt và Dennis Bergkamp hồi tháng 04/2000. Bởi theo các công bộc của dân thì nếu họ bỏ qua vụ bản quyền hình ảnh, các ngôi sao bóng đá sẽ được hưởng lợi to do có đến 15-20% thu nhập không bị tính thuế.

Bản quyền hình ảnh cần được quan tâm đúng mức

“Tiền lương không thành vấn đề, chỉ có bản quyền hình ảnh cho tôi cần nhích lên một tí”, David Beckham từng tuyên bố như vậy khi thương thảo hợp đồng với Man Utd từ cách nay khá lâu. Cristiano Ronaldo cũng từng như vậy.

Theo một tay môi giới trong làng thể thao nhà nghề, đây là ý thức cần có của dân chuyên nghiệp, vì thật ngây thơ nếu cho rằng bản thân chỉ cần tiền lương là đủ, đặc biệt khi họ là cầu thủ nổi tiếng. Bởi ngay trong nghệ thuật thứ 7, nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng không chỉ nhận thù lao đóng phim, mà còn được chia phần tiền từ doanh thu do nhà phát hành cần dùng hình ảnh của họ để quảng cáo thông qua các clip hoặc áp-phích…

Quảng cáo áo đấu với nhiều cầu thủ sẽ không phải trả tiền bản quyền hình ảnh.

Thế nhưng, chẳng có mấy người trong giới bóng đá nhận thức được đúng giá trị của bản quyền hình ảnh, cho dù khi ký hợp đồng, xem ra hầu hết CLB đều có điều khoản khai thác bản quyền hình ảnh của Pep Guardiola, Juergen Klopp… theo kiểu thà có còn hơn không.

Bằng chứng là ngay cả vợ chồng Wayne Rooney cũng suýt nữa chịu thiệt thòi do thời mới khởi nghiệp, ngôi sao này hồn nhiên trao quyền khai thác bản quyền hình ảnh cho một công ty rồi quên béng mất. May mà sau đó, phán quyết của tòa án đã bảo vệ Wayne Rooney khi khẳng định thỏa thuận giữa các bên chỉ có giá trị pháp lý cho phép công ty kia khai thác bản quyền hình ảnh của tiền đạo Anh tối đa 2 năm.

Thế nhưng, cũng cần lưu ý rằng không phải ảnh nào cũng phải trả bản quyền hình ảnh, ngay cả khi ở Anh, nhìn nhận về vấn đề này vẫn còn lộn xộn so với Mỹ. Bởi theo quy ước, và có lẽ cũng do quá khó để tính toán cụ thể, bản quyền hình ảnh chỉ chắc chắn được tính tiền khi ảnh chỉ một người. Còn trong trường hợp có 2-3 người, bản quyền hình ảnh chỉ quy ra tiền nếu có 1 người nổi bật, còn 1-2 người kia thực chất chỉ làm nền hoặc bị xử lý cho mờ hẳn.

Nhưng trong các bức ảnh có nhiều người, bản quyền hình ảnh thường không được tính, chẳng hạn các pha tranh chấp hay diễn biến nào đó ở một trận đấu. Điều này giải thích tại sao các CLB và LĐBĐQG thường dùng ảnh đăng hình tập thể: Chủ yếu để tránh phải trả tiền bản quyền mà thôi!

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội