Harry Kane và muôn kiểu sút phạt đền thất bại
Trận đấu giữa Southampton và Tottenham được biết đến với quả phạt đền tồi tệ mà Harry Kane sút hỏng. Nhưng thực tế còn nhiều pha sút penalty thảm họa tương tự.
Nỗ lực của Kane trước Southampton từ chấm 11 mét đã kết thúc một cách khủng khiếp khi đưa bóng lên khán đài. Có một cái gì đó bất thường trong cú sút này khi tiền đạo Tottenham nhìn lại vị trí mà mình dứt điểm với một mảng cỏ biến dạng.
Có rất nhiều ví dụ về những tình huống tương tự trong quá khứ, nhưng cú sút của Kane chắc hẳn gợi nhớ đến pha thực hiện phạt đền của Jonathan Soriano cho Red Bull Salzburg ở trận gặp Rapid Vienna thuộc giải vô địch Áo cách đây 4 năm.
Khó tưởng tượng Soriano có thể sút được một quả penalty nào đưa bóng đi cao hơn khi nó bay về phía sau khung thành trông giống như trong môn bóng bầu dục. Cú sút hỏng của huyền thoại Roberto Baggio trong trận chung kết World Cup 1994 cũng xứng đáng được lưu danh.
Trong khi những cú sút phạt đền kiểu “phát bóng” thường do cách sút sai thì các cầu thủ lại có thể đổ lỗi cho tình trạng cỏ trên sân. Dĩ nhiên, họ không có ý định đưa bóng lên cao nhưng lại gặp vấn đề ở mảng cỏ trượt ra khỏi vị trí dẫn tới cú sút nằm ngoài ý muốn. Theo cách này, David Beckham của đội tuyển Anh từng thực hiện trước Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2003.
Trượt chân cũng là cách giải thích cho việc sút hỏng phạt đền. Trong trường hợp của Beckham, tảng cỏ bung ra cũng dẫn đến trượt chân, nhưng cả hai không thường đi đôi với nhau.
Cú trượt chân nổi tiếng nhất phải kể đến John Terry của Chelsea khi sút hỏng quả luân lưu dẫn tới thất bại trong trận chung kết Champions League năm 2008. Đây là kết quả của một chút vụng về khi chạy đà và bề mặt trơn của tảng cỏ bị bung ra.
Cũng phải kể đến kiểu sút phạt đền hỏng khi đưa bóng ra bên ngoài hai cột dọc. Nó ít gây cười và đau lòng hơn bởi hầu hết các cầu thủ thực hiện thường đưa bóng rộng ra hai bên. Ngay cả với Cristiano Ronaldo và Lionel Messi cũng không ít lần sút hỏng trong sự nghiệp của mình.
Antonin Panenka đã phát minh ra kiểu sút penalty mang tên mình và khi thực hiện tốt, nó đem lại hứng thú cho mọi người, nhưng nếu sút hỏng hoặc thủ môn đối phương đứng yên và bắt bóng, nó trở thành trò cười.
Francesco Totti là một trong những cầu thủ đã thất bại với Panenka, nhưng vị vua của thể loại này phải kể đến Yann Kermorgant, người đã thất bại hai lần với một nỗ lực như vậy. Tiền đạo người Pháp sút hỏng cho Leicester trong trận bán kết play-off năm 2010, rồi gây thất vọng một lần nữa cho Reading vào ngày Boxing Day, với kết quả là như nhau khi đưa bóng chạm xà ngang thay vì bị thủ môn cản phá.
Thậm chí hài hước hơn cú sút Panenka thất bại là khi một cầu thủ chạy đà kiểu lắp bắp nhằm thử và lừa thủ môn đối phương nhưng dứt điểm lại biến thành một thằng ngốc.
Neymar đã thực hiện điều này trong một số lần, Moussa Dembele đã thực hiện nó cho Celtic trước Barcelona, nhưng “ông vua” của thể loại này chắc chắn là Simone Zaza. Kiểu chạy đà ngớ ngẩn và hài hước của Zaza đưa bóng đi ra ngoài trong loạt đá luân lưu ở trận bán kết EURO 2016 giữa Italia và Đức.
Có lẽ, điều an ủi lớn nhất cho một cầu thủ sút hỏng phạt đền là đưa bóng đi trúng xà ngang. Nhiều cầu thủ đã bỏ lỡ cơ hội ghi bàn theo cách này, trong đó có Messi và Antoine Griezmann, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến cú sút của Luigi di Biagio cho Italia trong trận tứ kết World Cup 1998 gặp Pháp.
Video: Quả phạt đền thảm họa của Harry Kane trước Southampton