Paul Pogba vẫn chưa đắt bằng... Shevchenko
Paul Pogba đã trở thành cầu thủ có giá chuyển nhượng đắt nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu tính đến yếu tố trượt giá, kỷ lục lại thuộc về cầu thủ khác.
Số tiền mà Man Utd phải trả cho cuộc chuyển nhượng này là 92 triệu bảng cho Juventus (bên cạnh đó còn 18,4 triệu tiền hoa hồng cho người đại diện Mino Raiola). Con số này đã phá vỡ kỷ lục cũ 86 triệu bảng của Gareth Bale chuyển từ Tottenham sang Real Madrid vào năm 2013.
92 triệu bảng là số tiền rất lớn dành cho một cầu thủ mới 23 tuổi và từng rời chính Man Utd cách đây 4 năm với phí đền bù vỏn vẹn 750.000 bảng như Pogba. Chi phí điên rồ ấy cũng cho thấy xu hướng “chạy đua vũ trang” tại Premier League vẫn tiếp diễn trong bối cảnh hầu bao của các CLB được làm đầy bằng khoản tiền phân chia bản quyền truyền hình béo bở.
Giá của Pogba vào thời điểm này đắt hơn bất kỳ cầu thủ nào, thế nhưng, nếu quy đổi theo thời giá hiện tại, nhiều thương vụ khác sẽ bám sát anh về giá trị.
Để quy đổi theo giá cả hiện tại, có thể dựa vào chỉ số lạm phát. Theo định nghĩa, lạm phát là tốc độ gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ. Nó ảnh hưởng đến lãi suất tiền tiết kiệm, ảnh hưởng đến mức lương hưu và trợ cấp, giá cả dịch vụ vận tải...
Lạm phát thường sử dụng nhiều nhất để nói về giá tiêu dùng Index (CPI) và giá bán lẻ Index (RPI). Nó được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Nếu CPI là 3%, điều này có nghĩa là trung bình giá của các sản phẩm và dịch vụ chúng tôi mua cao hơn so với một năm trước đó 3%. Nói cách khác, chúng ta cần phải chi tiêu nhiều hơn 3% để mua những gì đã mua cách đây 12 tháng. Trong khi đó, RPI bao gồm chi phí lãi suất thế chấp và thuế.
Đối với các cuộc chuyển nhượng cầu thủ trong bóng đá, ngay cả nhiều CLB lớn cũng không có sẵn nhiều tiền mặt. Vì thế, việc thế chấp tài sản hoặc vay ngân hàng để thành toán chi phí vẫn luôn là cách tiến hành thông dụng nhất.
Lấy ví dụ, cách đây 11 năm, Andriy Shevchenko chuyển từ AC Milan sang Chelsea với 30,8 triệu bảng, nhưng sau khi tính toán giá cả tăng theo lạm phát trong thời gian nói trên, con số này được quy đổi thành 95,5 triệu bảng vào thời điểm hiện tại.
Tương tự, trước đó 2 năm, Wayne Rooney trở thành cầu thủ dưới 20 tuổi có phí chuyển nhượng cao nhất khi Man Utd trả cho Everton 25,6 triệu bảng. Bây giờ, giá trị quy đổi của tiền đạo này tương đương 95,3 triệu bảng, nghĩa là chỉ xếp sau Shevchenko.
Một ví dụ khác về cuộc chuyển nhượng đắt giá từ cách đây rất lâu tại Premier League, đó là Rio Ferdinand. Năm 2002, trung vệ này lần thứ hai trở thành cầu thủ đắt giá nhất mọi thời đại của bóng đá Anh với phí 34 triệu bảng từ Leeds sang Man Utd. Vì thế, nếu tính theo thời giá hiện nay, Rio Ferdinand tiêu tốn của “Quỷ đỏ” 94,9 triệu bảng.
Nếu tính một cuộc chuyển nhượng đắt giá gần đây nhất là Angel Di Maria thì sự lạm phát cũng làm cho giá trị thay đổi. Mùa hè 2014, Man Utd mua ngôi sao người Argentina từ Real Madrid với giá 59,7 triệu bảng. Sau 2 năm, nó đã tương đương với 71,6 triệu, có nghĩa chênh lệch hơn 11 triệu bảng.
Như vậy, có thể thấy mức phí 110 triệu bảng của Pogba năm nay không hoàn toàn quá cách biệt so với những kỷ lục chuyển nhượng trước đây nếu được quy đổi giá trị vào cùng thời điểm.