Bóng đá và chính trị: Tuy xa mà gần

thứ ba 1-12-2015 22:16:09 +07:00 0 bình luận
Chính trị và bóng đá hoàn toàn khác biệt. Nghĩ về chính trị, đa số suy nghĩ về những người có tuổi nhàm chán, ngồi xung quanh cái bàn tròn và tranh luận những vấn đề nhàm chán. Nhắc đến bóng đá, chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh hào nhoáng và quyến rũ của Premier League chẳng hạn, với những gã trai trẻ có cuộc sống đáng mơ ước với xe sang, gái đẹp.

Nhìn vậy mà không phải vậy. Chính trị và bóng đá thực tế lại có rất nhiều điểm tương đồng.

Cả hai đều có hàng triệu triệu khán giả. Cả hai tạo ra chủ nghĩa rất cực đoan. Cả hai có chung sự kỳ vọng, niềm vui thú trong chiến thắng và dĩ nhiên, trước thất bại của những kình địch. Cả hai đều xảy ra tình trạng đấu đá và bất đồng nội bộ trong chiến lược phát triển. Và trong những thời điểm nhất định, chính trị và bóng đá đều có khả năng đưa một quốc gia xích lại gần nhau hơn, chia sẻ nỗi đau của bi kịch và chung niềm vui chiến thắng.

Bóng đá được biết không có ranh giới, tầng lớp, chủng tộc hay tôn giáo. Ngược lại môn thể thao Vua cũng phản ánh nhiều mặt của xã hội: Trọng nam khinh nữ; phân biệt chủng tộc, giới tính; chủ nghĩa bè phái...

Vì sự liên hệ như vậy, thật khó tách rời chính trị và bóng đá ra như Chủ tịch UEFA hiện đang bị đình chỉ công tác, Michel Platini từng tuyên bố trong thời điểm chưa bị tước cơ hội tranh cử chức Chủ tịch FIFA. “Chúng ta quan tâm đến trận đấu, không phải chính trị”, Platini nói. “Với tôi, sẽ không có chính trị. Với tôi, chỉ hoàn toàn về bóng đá, không có chính trị”.

Michel Platini

Trớ trêu thay, bản thân ngài Chủ tịch người Pháp đang bị buộc tội đưa chính trị lên trước bóng đá, đặc biệt khi ông bỏ phiếu trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar, vài tuần sau khi gặp Nicolas Sarkozy, người lúc đó là Tổng thống Pháp. Theo lời tố của Chủ tịch FIFA Blatter, Platini trước đó đã đồng ý và thống nhất sẽ trao quyền đăng cai cho nước Mỹ. Vị này đã thay đổi khi gặp Ngài Sarkozy tại Paris và một số quan chức chính phủ cao cấp của Qatar.

Nói cách khác, Platini nói một đằng, làm một nẻo.

FIFA cũng tỏ ra mạnh tay với liên đoàn thành viên nào để yếu tố chính trị xen vào. Nhiều quốc gia thành viên FIFA đã bị trừng phạt, nặng có, nhẹ có vì để chính phủ can thiệp vào hoạt động của liên đoàn. Gần đây nhất là Indonesia khi LĐBĐ bóng đá nước này để chính phủ xen vào hoạt động. Ở yếu tố không cho phép chính trị làm ảnh hưởng đến bóng đá, dường như FIFA công minh hơn UEFA của Platini?

Bóng đá Nga với lệnh cấm các CLB chiêu mộ cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ chiếc tiêm kích Su-24 của Nga bị chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria khiến một phi công thiệt mạng đang thách thức tính nghiêm minh của FIFA. Phản ứng của tổ chức bóng đá quyền lực nhất thế giới ra sao sau “chỉ thị” của Bộ thể thao Nga, hay chính xác hơn từ Tổng thống Putin xuống các CLB đang rất được chờ đợi.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội