"Cò chuyển nhượng" vớ bẫm từ các CLB Trung Quốc mua sắm điên rồ

thứ hai 9-1-2017 11:41:53 +07:00 0 bình luận
Các đội bóng Trung Quốc chi hơn 800 triệu bảng mua cầu thủ trong năm 2016 và giúp những tay môi giới cầu thủ kiếm đậm tiền hoa hồng.

Các đội bóng Trung Quốc chi hơn 800 triệu bảng (tương đương 8 tỷ nhân dân tệ) mua cầu thủ trong năm 2016 và điều này đã giúp những tay môi giới cầu thủ kiếm bộn bạc. 

Bóng đá Trung Quốc đang gây náo loạn trên thị trường chuyển nhượng. Khi kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2016/17 còn chưa trôi qua một nửa thời gian, các CLB đến từ China Super League hoàn thành 3 thương vụ chuyển nhượng lớn, Oscar về Shanghai SIPG, Carlos Tevez gia nhập Shanghai Shenhua, John Obi Mikel đầu quân cho Tianjin TEDA và Axel Witsel về Tianjin Quanjian.

 

John Obi Mikel ra mắt CLB mới Tianjin TEDA 

Dĩ nhiên, việc các thương vụ bom tấn liên tục nổ ra cũng đồng nghĩa với rằng người đại diện của các cầu thủ chuyển sang thi đấu tại Trung Quốc cũng kiếm bẫm tiền hoa hồng.

Điều này được thể hiện rõ qua câu chuyện của tay môi giới Joseph Lee, tay "cò" được mệnh danh "Jorge Mendes của Trung Quốc".

Joseph Lee đạo diễn vụ chuyển nhượng cựu TĐ Dortmund, Lucas Barrios
ảnh quoteNgoài Dario Conca, tay cò Joseph Lee còn giúp Guangzhou Evergrande chiêu mộ thành công HLV lão làng Marcelo Lippi giúp đội bóng này vô địch China Super League 3 năm liên tiếp và đăng quang ở AFC Champions League vào năm 2013.

anh quote

Tháng 07/2011, Lee đứng ra làm người môi giới giúp Guangzhou Evergrande mua tiền đạo Dario Conca từ CLB Fluminense của Brazil với mức giá kỷ lục tại giải VĐQG Trung Quốc vào thời điểm đó là 7 triệu bảng. 

Vụ chuyển nhượng này còn biến Conca trở thành cầu thủ hưởng lương cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, trong khi Joseph Lee cũng kiếm bẫm tiền hoa hồng từ Guangzhou Evergrande.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc
Cầu thủ "vô danh" Dario Conca từng hưởng lương cao thứ 3 thế giới

Trên thực tế, Joseph Lee đã sớm thiết lập đường dây môi giới cầu thủ Brazil sang Trung Quốc thi đấu ngay từ khi giải VĐQG nước này được thành lập vào năm 1994.

Theo tiết lộ của tờ China Daily, công ty Kirin Sports của Lee đã sắp xếp cho hơn 200 cầu thủ Brazil đến Trung Quốc chơi bóng trong khoảng thời gian 1998-2005. 

Thành công nhờ đứng trên vai người khổng lồ

Ngoài việc tự thân vận động, Joseph Lee cũng thành công nhờ hợp tác với những tượng đài trong giới cò bóng đá.

Nhà xã hội Pippo Russo đến từ Đại học Florence, tác giả của cuốn sách có tên rút gọn: "The Counter Story of Jorge Mendes" từng tiết lộ, Lee rất thân thiết với tay cò Eduardo Uram, người góp phần không nhỏ đưa 2 cựu tuyển thủ Italia, Alessandro Diamanti và Alberto Gilardino sang Trung Quốc chơi bóng vào năm 2014.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc

Alberto Gilardino và Alessandro Diamanti trong màu áo Guangzhou Evergrande

Đáng chú ý, Uram có mối quan hệ làm ăn gần gũi với Jorge Mendes nên Russo tin rằng Joseph Lee cũng đã tiếp cận với siêu cò người Bồ Đào Nha để mang về nhiều ngôi sao cho giải VĐQG Trung Quốc trong vài năm trở lại đây.

Nghi ngờ trên không phải không có cơ sở khi Mendes mới bán 30% cổ phần công ty môi giới GestiFute của ông cho tập đoàn Fosun của tỷ phú Trung Quốc, Guo Guangchang vào năm 2014.

Đầu năm ngoái, GestiFute và Fosun tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược tại Thượng Hải, báo hiệu cho sự xuất hiện của những thương vụ bom tấn tại China Super League.

Và sự thật, chỉ 1 tháng sau, Guangzhou Evergrande gây sốc khi thực hiện vụ chuyển nhượng kỷ lục, trả đến 42 triệu euro cho Atletico Madrid để chiêu mộ tiền đạo Jackson Martinez, cầu thủ mới gia nhập đội bóng thành Madrid từ Porto chỉ vài tháng trước đó với mức giá 35 triệu bảng.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc

 Jorge Mendes (phải) đang hợp tác chặt chẽ với các ông chủ Trung Quốc

Trong thương vụ này, Luiz Henrique Pompeo đại diện cho Jackson Martinez, nhưng người đứng sau giật dây lại được hiểu là Jorge Mendes. Nói cách khác, Mendes đang dựa vào tầm ảnh hưởng của bản thân trong làng bóng đá thế giới để mang về nhiều ngôi sao cho giải VĐQG Trung Quốc.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra trong thương vụ Tianjin Quanjian nẫng tay trên Axel Witsel của Juventus. Không chỉ bị hấp dẫn bởi việc Tianjin trả mức lương cao gấp 5 lần Zenit St Petersburg, Witsel nhanh chóng quyết định chuyển sang Trung Quốc chơi bóng do chịu tác động của Jorge Mendes.

Nguồn tin của tờ Het Nieuwsblad (Bỉ) cho biết, chính Mendes là người đứng ra thuyết phục người đại diện Luciano D’Onofrio và cha ruột của Axel Witsel, ông Thierry, tác động vào quyết  định của cầu thủ người Bỉ.

Đổi lại, Tianjin Quanjian đồng ý trả cho hai người một khoản tiền hoa hồng lên đến 13 triệu bảng, xấp xỉ tiền lương trong một năm của Witsel tại đội bóng mới.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc

Axel Witsel vừa rời Zenit để gia nhập Tianjin Quanjian

Dĩ nhiên, Jorge Mendes cũng sẽ được Tianjin Quanjian trả công không nhỏ trong thương vụ này, dù không ai biết "siêu cò" số 1 thế giới nhận được bao nhiêu.

“Mendes đang thiết lập một hệ thống môi giới quyền lực ở châu Á. Ông ta đang tham gia vào nhiều vai trò khác nhau, chủ yếu vẫn là môi giới nhưng phạm vi không còn bó hẹp với  cầu thủ”, Russo chia sẻ.

Mặc dù vậy, Jorge Mendes cũng không phải là tay cò có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Doanh nhân người Iran, Kia Joorabchian mới đang tác động mạnh nhất đến bóng đá Trung Quốc nhờ có mối quan hệ rộng rãi ở Brazil, thị trường cầu thủ rất được ưa chuộng bởi các đội bóng China Super League.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc

Tay cò Kia Joorabchian

Chỉ tính riêng năm ngoái, doanh nhân gốc Iran đã bắt tay với siêu cò Pini Zahavi thực hiện 3 vụ chuyển nhượng kỷ lục của China Super League, bao gồm Jiangsu Suning mua Ramires từ Chelsea với giá 25 triệu bảng, Alex Teixeira từ Shakhtar Donetsk với giá 43 triệu bảng và đặc biệt là Shanghai SIPG chiêu mộ Oscar từ Chelsea với mức phí kỷ lục 60 triệu bảng.

Tuy nhiên, kỷ lục của Oscar cũng khó tồn tại được lâu khi các đội bóng Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu chấm dứt thói quen “đốt tiền” điên rồ trên thị trường chuyển nhượng.

Và khi các ngoại binh còn chưa mang lại lợi ích chuyên môn rõ rệt cho China Super League thì những người hưởng lợi lớn nhất trong các thương vụ bom tấn trên không ai khác ngoài giới “cò”.

Giới ''cò'' kiếm bẫm nhờ sự điên rồ của bóng đá Trung Quốc

Oscar vừa lập kỷ lục chuyển nhượng ở China Super League

Chia sẻ về vấn đề này, nhà báo Cameron Wilson của Wild East Football, người có 12 sinh sống và làm việc tại Trung Quốc, cho biết: “Phần lớn các cầu thủ nước ngoài chỉ có thể trụ lại ở một đội bóng Trung Quốc trong một mùa mùa giải, hoặc lâu hơn một chút khi họ không thực sự thành công ở đội bóng mới”.

“Khi đó, những người đại diện sẽ được khuyến khích để mang về những cầu thủ mới và thu về một số tiền hoa hồng lớn hơn. Cũng chính vì thế, rất ít cầu thủ có thể từ chối chuyển sang Trung Quốc chơi bóng vào thời điểm hiện tại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Wayne Rooney sớm xuất hiện tại đây”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội