Khi ông Tập Cận Bình mặc áo Cristiano Ronaldo
(thethao24.tv) – Giờ thì hơn 1,3 tỷ “quân tử” Trung Quốc không dám gọi hay khinh Cristiano Ronaldo là “thằng tiểu nhân” nữa, khi tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố đội trưởng ĐT Bồ Đào Nha cũng là bậc quân tử đáng kính trọng như họ.
>>>Mạn đàm về bóng đá và loài chó: Dạy loài chó Trung Quốc một bài học bằng cách nào?
>>>Del Piero sẽ chuyển sang Trung Quốc
>>>Video: Culé người Trung Quốc biến sân Nou Camp thành địa điểm cầu hôn
C Luo là thằng nào?
Ngày 15/05/2014, Tổng thống Bồ Đào Nha, ông Anibal Cavaco Silva có chuyến thăm và làm việc chính thức ở Trung Quốc. Tại Đại lễ đường Nhân dân, người đứng đầu Nhà nước Bồ Đào Nha đã có cuộc hội đàm với người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cuộc hội đàm giữa ông Silva và ông Tập diễn ra trong bầu không khí hết sức cởi mở, chân thành, thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
C Luo theo tiếng của người Trung Quốc.
Cũng vì cởi mở và chân thành, nên ngoài những câu chuyện về chính trị, hợp tác toàn diện, hợp tác chiến lược hay song phương thì ông Chủ tịch Trung Quốc còn nói về một nhân vật người Bồ Đào Nha mà ông ngưỡng mộ là anh C Luo. Ông Tập quả quyết với ông Silva, anh C Luo là một tấm gương sáng, chính nhân quân tử… vân vân và vân vân. Và rằng, C Luo là người Bồ Đào Nha nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
Theo báo chí BĐN, tới đoạn ông Tập nói về anh C Luo, tuy ông Silva gật gù biểu thị sự hài lòng nhưng thực chất thì hai bên… “không hiểu biết lẫn nhau” lắm, vì Tổng thống BĐN không biết anh C Luo là anh nào.
Sau cuộc hội đàm ở Đại lễ đường Nhân dân, ông Silva hỏi tùy viên báo chí C Luo là ai thì họ cũng hỏi nhau “C Luo là thằng nào”. Rốt cuộc, họ phải mở cuộc thăm dò nho nhỏ mới biết, người Tàu khó đọc tên Cristiano Ronaldo nên cứ gọi đại anh là C Luo cho tiện.
Một gã “tiểu nhân”
Hóa ra C Luo là anh Cristiano Ronaldo. Ở Trung Quốc là vậy, nhập gia phải tùy tục, họ thích gọi anh là gì tùy họ, anh phải tìm hiểu.
Ông Silva thì thừa hiểu rằng, Ronaldo hay là anh C Luo theo cách phát âm của tiếng Tàu không những nổi tiếng mà còn là nhân vật Bồ Đào Nha tai tiếng nhất ở quốc gia đất rộng người đông nhất châu Á.
Người Trung Quốc gọi Ronaldo là gã tiểu nhân.
Số là hồi mùa hè 2011, Ronaldo cùng Real Madrid sang Trung Quốc du đấu. Trong cuộc họp báo ở Quảng Châu, chẳng hiểu do thời tiết nắng nóng dẫn tới mệt mỏi hay do anh mệt mỏi với những câu hỏi vặt của phóng viên Trung Quốc, đại loại như “Rượu mao đài có ngon không” hay “anh có thay tã lót cho con không”… mà Ronaldo chỉ trả lời cụt lủn.
Khốn kiếp! Từ nông thôn đến thành thị, từ hèn tới sang, từ dân tới quan, từ anh dốt nát tới bậc trí thức, hơn 1,3 tỷ “quân tử” Trung Hoa – những người tôn thờ chữ “Lễ” trong chỉnh thế thống nhất hữu cơ “Ngũ thường” của Khổng Tử hàng ngàn năm qua cho rằng Ronaldo là kẻ ngạo mạn, lỗ mãng, tiểu nhân. Họ kêu gọi tẩy chay “tiểu nhân” Ronalo vì ăn nói mất dạy, dám coi thường người Trung Quốc đại lục.
Ronaldo có nhiều mối lợi ở Trung Quốc. Đơn cử như, nếu dân Tàu tẩy chay Ronaldo thì Nike sẽ cắt hợp đồng tài trợ với anh, vì thị phần của hãng thể thao này chiếm rất lớn tại Trung Quốc.
“Tiểu nhân” thách “quân tử”
Mùa hè năm ấy, người Trung Quốc đồng lòng, hung hăng đe dọa sẽ “bóp nát hình ảnh” của Ronaldo ở đại lục. Nhưng CR7 vẫn bình tĩnh, kêu gọi người ta… bình tĩnh, còn nếu hung hăng, anh cũng có thể chơi sòng phẳng với họ.
Thế kỷ 21 rồi, văn minh rồi, yêu nhau còn chẳng hết, đánh nhau làm gì! Chẳng phải ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình và ông Cavaco Silva đã tái khẳng định rằng: “Mối quan hệ Trung Quốc – Bồ Đào Nha hiện nay là tiếp tục phát huy sự ổn định, mở rộng giao lưu và hợp tác giữa hai chính phủ, quốc hội, đảng phái chính trị, chính quyền địa phương và người dân” đó sao? Mà Ronaldo cũng là một người dân BĐN.
Khi làn sóng phản đối Ronaldo có chiều hướng leo thang thì từ BĐN, Jorge Mendes – người đại diện siêu sao Real Madrid nói cứng: “Nếu người ta thích tẩy chay thì chúng tôi cũng có thể tẩy chay”.
Câu nói của Mendes khiến người Trung Quốc quan ngại, bớt hung hăng hơn, bởi họ thể hiểu rằng, Ronaldo là ngôi sao có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, đặc biệt là giới trẻ trên thế giới. Tính tổng cộng ở các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Twitter, CR7 có ngót nghét gần 100 triệu bạn bè và người hâm mộ. Điều gì sẽ xảy ra nếu thi thoảng CR7 chạy những status rất thật về chất lượng, về sự độc hại của hàng hóa Trung Quốc tới sức khỏe con người và kêu gọi tẩy chay trên mạng xã hội?
Hung hăng không phải bản chất của kẻ mạnh, mà là thứ tính cách của kẻ có dã tâm hòng che đi cái yếu đuối của mình.
Ông Tập và chiếc áo của CR7
Theo hãng tin Lusa (BĐN), trong bữa tiệc thiết đãi ở Bắc Kinh giữa người đứng đầu hai Nhà nước Trung Quốc và BĐN, ngài Tổng thống Anibal Cavaco Silva có tặng ông Tập Cận Bình chiếc áo đấu đội tuyển BĐN của Ronaldo cùng chữ ký của siêu sao này.
Ông Tập cảm ơn ngài Silva, đồng thời chúc ĐT BĐN thi đấu đạt thành tích cao ở VCK World Cup 2014 ở Brazil sắp tới. Và theo đánh giá của ông, siêu sao “C Luo” sẽ tỏa sáng giúp đoàn quân Seleccao bay cao ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Và cũng để đáp lại món quà của người đồng cấp BĐN, Chủ tịch Trung Quốc cũng tặng cho ông Silva nhiều áo đấu của các nhân vật thể thao đạt thành tích cao người Trung Quốc.
Người Trung Quốc, không ít “quân tử” còn thù Ronaldo. Nhưng giờ khi ông Tập Cận Bình mặc chiếc áo có in số 7 và chữ ký của Ronaldo, kẻ nào dám chửi chủ nhân của chiếc áo này? Khái niệm “Ronaldo là tiểu nhân” giờ không còn ở Trung Quốc.
Trong cuộc hội đàm với ông Silva, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định ông mến mộ Ronaldo và là người yêu bóng đá. Nhưng cách đây không lâu, theo Huffington Post, bên lề cuộc gặp ở Nhà trắng, ông Tập lại nói với ông Barack Obama rằng, ông mê môn bóng rổ…
|
Sỹ Đoan