Thể thao thế giới năm 2016: 12 tháng ngập trong… tiền

thứ sáu 23-12-2016 11:20:20 +07:00 0 bình luận
Bóng đá nói riêng và thể thao thế giới nói chung trong năm qua đã bị cuốn vào cơn lốc tiền bạc lớn hơn bao giờ hết...

Bóng đá nói riêng và thể thao thế giới nói chung năm 2016 đã bị cuốn vào cơn lốc tiền bạc lớn hơn bao giờ hết...

Cuộc chuyển nhượng kỷ lục thế giới Paul Pogba của Man Utd chắc chắn là hình ảnh tiêu biểu cho quyền lực của đồng tiền đã kiểm soát bóng đá nói riêng và thể thao nói chung. Với 105 triệu euro mua tiền vệ người Pháp, “Quỷ đỏ” hay bất kỳ đội bóng lớn nào cũng cho thấy rằng, mọi trở ngại đều có thể giải quyết được bằng tiền.

Đó cũng là cách Juventus mua Gonzalo Higuain từ Napoli với 90 triệu euro, Shanghai SIPG mua Hulk từ Zenit với 55,8 triệu euro, Man City mua John Stones từ Everton với 55,6 triệu euro, mua Leroy Sane từ Schalke với 50 triệu euro… vốn được coi là những mức giá điên rồ.

Pogba lập kỷ lục thế giới với 105 triệu euro 

Tuy vậy, Pogba sẽ có một chặng đường dài để bắt kịp với các ngôi sao “mạ vàng” như Lionel Messi của Barcelona hay Cristiano Ronaldo Real Madrid. Đó là những vận động viên thể thao được trả lương cao nhất thế giới theo tạp chí Forbes với khoảng 1,7 triệu USD (1,6 triệu euro, 1,4 triệu bảng) một tuần lương.

Sự bùng nổ về bản quyền truyền hình đã góp phần quan trọng để Man Utd thực hiện thương vụ Pogba với tổng giá trị hợp đồng lên tới gần 200 triệu bảng (gồm phí chuyển nhượng và tiền lương). Nó cũng là lời giải thích cho việc các CLB Premier League đã phá mốc 1 tỷ bảng (1,38 euro) mua cầu thủ. Khi kho bạc của giải Ngoại hạng Anh được làm đầy hơn bao giờ hết, nó trở thành một sự nhạo báng cho tình trạng thắt lưng buộc bụng và thất nghiệp của các nền kinh tế.

Cơn thủy triều tài chính trong thể thao không dừng lại ở đó. Thu nhập truyền hình đã tăng 40 phần trăm tại Bundesliga của Đức lên mức 3,48 tỷ euro trong 3 năm tới. Trong khi đó, giải bóng rổ NBA của Mỹ cũng hưởng một năm tài chính bội thu và cuộc đua xe F1 thu hút được lời chào mua nhiều tỷ USD.

Nguồn tiền khổng lồ được đổ vào Premier League nhờ bản quyền truyền hình 

Trên tất cả, thỏa thuận mới về gói bản quyền truyền hình trong nước giai đoạn 2016-2019 ký kết với Sky Sports và BT Sport đem về cho Premier League 8,3 tỷ bảng.

Số tiền khổng lồ nói trên tất yếu tạo ra thứ quyền lực đáng sợ trên thị trường chuyển nhượng. Premier League là một thế giới hoàn toàn khác so với 4 giải vô địch hàng đầu châu Âu còn lại. 20 CLB xứ sương mù đã dành 1,38 tỷ euro mua cầu thủ trong mùa Hè 2016, tăng 34% so với cùng thời điểm năm trước.

Các trận đấu của Premier League cũng tràn sang thị trường nước ngoài, nơi mà quyền phát sóng bán cho người trả giá cao nhất. Thương vụ lớn nhất cho đến nay đã được ký kết vào tháng 11 với dịch vụ video trực tuyến PPTV của Trung Quốc trị giá 600 triệu euro.

Quỹ lương của các câu lạc bộ NBA được đẩy lên cao ngất ngưởng 

Nếu khó khăn về kinh tế thắt chặt hầu bao ở phần lớn châu Âu thì tiền mặt như một dòng thác chảy ào ào ở môn bóng rổ tại Mỹ, nơi mà thu nhập truyền hình tăng gấp ba và các môn thể thao tạo ra doanh thu toàn cầu trị giá 5,2 tỷ USD (4,8 tỷ euro) với lợi nhuận đạt kỷ lục 900 triệu USD, theo tạp chí Forbes.

Trong đó, chẳng nói đâu xa, dù giữa tháng 4 năm nay NBA mới công bố quyết định thử nghiệm để 30 CLB dự giải được phép bán quảng cáo trên áo đấu trong vòng 3 năm tới, 2017-2010, các chuyên gia đã dự báo các CLB ở NBA sẽ thu về 500 triệu đô-la. 

 

Đương nhiên, điều này cũng giúp giá trị các câu lạc bộ NBA tăng trung bình 13%, trong đó New York Knicks đứng đầu ở mức 3 tỷ USD. Với thu nhập từ truyền hình tăng mạnh kể từ năm ngoái - và cao hơn một chút so với Premier League - quỹ lương của các câu lạc bộ NBA được đẩy lên cao ngất ngưởng, chẳng hạn LeBron James của Cleveland Cavaliers tăng từ 23 triệu USD lên 30,9 triệu tiền lương ở mùa giải 2016/17.

Ở sân chơi khác, F1 cũng giành chiến thắng lớn về khía cạnh tài chính. Công ty mẹ của F1  này đã được công ty Liberty Media của Mỹ do tỷ phú John Malone đứng đầu mua lại trong một thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD.

Chưa hết, những chặng đua F1 được cá cược ở khắp nơi thế giới, kể cả Mỹ, với hy vọng sẽ tạo ra một nguồn thu nhập lớn hơn nữa trong tương lai. Một cách logic, nguồn tiền đó được chuyển vào ngân hàng cho các đội đua và đương nhiên là những tay đua vốn đã luôn ở Top đầu về thu nhập trong giới VĐV.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội