YouTube đã làm thay đổi bóng đá như thế nào?
Chỉ trong một thập kỷ, dịch vụ chia sẻ video - Youtube - đã biến NHM thành chuyên gia, các cầu thủ thành hiện tượng lan truyền và bóng đá đã thay đổi chóng mặt...
Năm 2005, Nike quảng cáo cho đôi giày huyền thoại Tiempo của mình, trong đó ngôi sao Ronaldinho tâng bóng nhiều lần và dứt điểm liên tục từ khoảng cách 20m trúng xà ngang mà không để bóng chạm đất, đã trở thành video có lượng người xem nhiều bậc nhất trên YouTube.
Video Ronaldinho từng gây sốt trên YouTube nhưng lại là... dàn dựng
Tuy nhiên, mới đây, một phát ngôn viên của Nike thừa nhận: “Những hình ảnh bóng trúng xà ngang đã được làm lại và tinh chế trên máy tính”.
Giả sử 2 trong số 4 cú sút của Ronny đi trúng vào khung gỗ (mà bạn nghĩ rằng là đủ), nó không thành vấn đề. Nhưng video này là giả mạo.
Nike đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Đó là video YouTube đầu tiên của bất cứ nội dung nào đạt được 1 triệu lượt xem.
Phải mất 3 tuần cho Ronaldinho và Nike bằng "thủ đoạn gian trá" kết hợp để tạo nên 1 triệu cú nhấp chuột. Nhưng có một sự tương phản là trailer hồi năm ngoái cho phim Chiến tranh giữa các vì sao 7: Thần lực thức tỉnh, đã tích lũy được 112 triệu lượt xem chỉ trong 24 giờ đầu tiên.
Đúng vào tháng này cách đây 11 năm, YouTube chính thức ra mắt, trước khi được Google mua lại vào năm 2006. Internet không còn như trước nữa. Và bóng đá cũng vậy, sau đoạn video của Ronaldinho.
Các video bóng đá đầu tiên phổ biến nhất bao gồm “Neil Lennon đụng độ bằng chân với Alan Shearer” có thời lượng 4 giây và “Cú thiết đầu công của Zidane” kéo dài 4 phút.
Sau này, nó được tải lên chỉ một vài ngày sau khi Zinedine Zidane húc đầu vào Marco Materazzi ở chung kết World Cup 2006 với 42 hình ảnh GIF hài hước và thu hút hàng triệu lượt xem.
Video Zidane húc đầu vào Materazzi cũng hút khách sau khi được "tinh chế"
Trên YouTube, những diễn biến và điểm nhấn (highlights) của trận đấu được mọi người cùng chí hướng chia sẻ trên khắp các châu lục. Nó đem đến tất cả mọi thứ, từ một câu lạc bộ ở giải hạng ba ở Anh cho đến những đội bóng hàng đầu thế giới, giúp người hâm mộ càng trở nên đầy đủ thông tin.
Câu chuyện về hai đội bóng Anh dưới đây là một trong những minh chứng cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của YouTube.
Vào tháng 8/2008, HLV của Newcastle là Kevin Keegan và Giám đốc bóng đá Dennis Wise còn phân vân về một vấn đề trên thị trường chuyển nhượng. Wise khuyên CLB ký kết với tiền vệ người Uruguay, Ignacio Gonzalez, còn Keegan cho biết cầu thủ này không đủ tốt.
Wise sau đó nói với Keegan rằng Gonzalez đã có trên YouTube và ông có thể xem anh ta lên trên đó. Nhưng họ thấy rằng các đoạn clip này chất lượng kém và không cung cấp cơ sở hợp lý để đưa một cầu thủ tới Premier League. Hơn nữa, không có ai ở CLB nhìn thấy anh ta chơi bao giờ”.
Newcastle vẫn ký với Gonzalez bằng mọi giá. Kết quả là Keegan từ chức để phản đối, còn Wise đã bị sa thải và Newcastle xuống hạng vào cuối mùa giải. Những gì rút ra là nếu bạn có bất cứ sự nghi ngờ nào trên YouTube thì nó cũng có thể trở thành hiện thực.
Nhiều CLB bóng đá dù cảnh giác với những cạm bẫy từ YouTube nhưng vẫn biết cách nắm lấy công cụ này một cách khôn ngoan để phục vụ cho ý đồ của mình. Ở đây, Man City là đội bóng dẫn đường.
“Khi tôi đến đây vào năm 2009, CLB CLB cần thực hiện quyết định lớn lao đó là cho phép chia sẻ miễn phí nội dung các chương trình, hình ảnh từ trên trang web của mình”, Michael Russell, Trưởng bộ phận CityTV, giải thích.
“Nếu bạn trao miễn phí, bạn cũng có thể tiếp cận một nơi có khán giả lớn hơn là YouTube. Đó là một quyết định rất khó khăn cho một CLB đã có một kênh truyền hình riêng và sử dụng đội ngũ nhân viên tới hơn 50 người. Tuy nhiên, về phát triển, thu hút những NHM mới, không có nơi nào tốt hơn so với YouTube. Fan của Man City đến ManCity.com, nhưng cả thế giới là trên YouTube”.
Video một cảnh tập luyện của Man City được dàn dựng, đẩy lên Youtube đã thu hút hàng triệu lượt xem
Man City chính là một trong số những CLB tiên phong trong việc thực hiện một kênh truyền hình sôi động và toàn diện có thể thu hút người dùng Internet trẻ, những người thậm chí liên quan đến bóng đá.
Kết quả là Man City có số lượng người đăng ký qua kênh YouTube cao thứ ba đối với bất kỳ thương hiệu thể thao nào khác trên thế giới, chỉ sau hai gã khổng lồ Real Madrid và Barcelona. Rõ ràng, YouTube đã hỗ trợ trong sự phát triển nhanh chóng của CLB trên toàn cầu.
Nhưng không chỉ các CLB chuyển sang khai thác YouTube. Một số trận đấu bóng đá lớn nhất thế giới và thậm chí cả các giải đấu đã được xem trực tiếp thông qua các kênh chính thức. Copa America đã được phát sóng trực tiếp trên YouTube kể từ lần đầu vào năm 2011.
BT Sport đã thu hút một số lượng kỷ lục người xem trận chung kết Champions League và Europa League mùa trước bằng cách hiển thị miễn phí trên YouTube, mặc dù đã trả con số khổng lồ 897 triệu bảng cho quyền phát sóng 2 giải đâu.
Khi tỷ lệ trực tiếp bóng đá trên truyền hình truyền thống bị thu hẹp trên diện rộng, việc người hâm mộ theo dõi qua YouTube có thể trở thành một xu hướng ngày càng tăng. Và hẳn các CLB hiểu rằng, cả thế giới rộng lớn họ có thể khai thác thương mại đều nằm cả ở đấy.
Copa America 2011 được trực tiếp trên YouTube