15 năm bóng đá và thể thao Việt - Thái qua góc nhìn của cựu cầu thủ Học viện HAGL (kỳ 1): Tiền ở đâu, ở đâu???

thứ năm 13-9-2018 11:16:09 +07:00 0 bình luận
Thai League giờ khác quá, như một giải Ngoại Hạng Anh phiên bản Đông Nam Á. Cách đây 1 thập kỷ rưỡi, cầu thủ Thái còn phải khăn gói rời quê hương sang V-League trong giấc mộng đổi đời...

Thai League giờ khác quá, như một giải Ngoại Hạng Anh phiên bản Đông Nam Á. Cách đây 1 thập kỷ rưỡi, cầu thủ Thái còn phải khăn gói rời quê hương sang V-League trong giấc mộng đổi đời...

Chuyện 15 năm trước, Kiatisak từ chối CLB danh giá ở Anh về đầu quân cho một đội bóng vô danh thuộc giải hạng nhất Việt Nam. Chưa hết, Dusit, Tawan, Nirut..., những tinh hoa bậc nhất của bóng đá Thái Lan lúc bấy giờ cũng rủ nhau hội ngộ ở sân chơi V-League.

Kiatisak thời còn khoác áo HAGL chinh chiến tại V-League

10 năm trước, V-League vẫn còn đó thế hệ những Thonglao, Sakda tung hoành, rồi nhập tịch Việt Nam luôn vì tại mảnh đất hình chữ S thì việc chơi bóng "kiếm cơm" ngon hơn nhiều so với ở Thái. Lúc đó người Thái vẫn phải ngước lên thèm khát V-League.

Rồi khoảng 5 năm trước, khi mà ở Thái, những SVĐ, cơ sở vật chất thể thao được các chủ đầu tư vừa nhà nước vừa tư nhân bắt tay nhau xây mới, V-League dậm chân tại chỗ. Đến nay Thai League đạt đến một trình độ chuyên nghiệp nhất định, sân bóng hiện đại, mặt cỏ trơn mướt giúp cầu thủ chạy băng băng mà không còn sợ vấp ổ gà ổ voi té chỏng gọng. Tôi lại xót xa nhớ đến câu chuyện về chấn thương của Nguyễn Tuấn Anh cách đây mấy tháng.

Chàng "Nhô" được xem là "của hiếm" của BĐVN phải nghỉ thi đấu dài hạn mà trong đó một phần nguyên nhân là tại cái mặt sân như mặt ruộng của sân bóng được mệnh danh là "chảo lửa" ở Việt Nam (tôi xem trận đó mà xót xa vô cùng).

Nguyễn Tuấn Anh phải nằm cáng rời sân vì chấn thương nặng

Năm 2018, ở Việt Nam mỗi lần nhắc đến thể thao người ta vẫn còn ám ảnh về cái nghề bạc bẽo, chỉ dành cho kẻ vũ phu vai u thịt bắp (trừ trường hợp vài ngôi sao bóng đá mới nổi gần đây được ăn học văn hóa, ngoại ngữ đàng hoàng, chứ mấy môn khác thì...). Sinh viên ngành thể thao ra trường thì làm nghề gì để có thu nhập tốt? Người ta lại nghĩ đến bấp bênh vô vàn.

Tôi xin đưa ra một vài thông số qua các mốc thời gian tham khảo thế này:

- V-League 2008: mức lương trung bình của cầu thủ Việt vào khoảng 20-25 triệu đồng/tháng, mức lương cầu thủ ngoại từ 7.000 USD đến 10.000USD/tháng (trên dưới 200 triệu đồng) tùy chất lượng và thương hiệu (năm 2003, Kiatisak đã hưởng lương 10.000USD tại CLB hạng nhất HAGL).

- Thai League 2008: mức lương trung bình của cầu thủ Thái tầm 15-20 triệu đồng/tháng. Mức lương cầu thủ ngoại chưa có anh nào trên 10.000USD.

- V-League 2018: mức lương trung bình của cầu thủ Việt vào khoảng 20-25 triệu đồng/tháng. Kỉ lục cầu thủ nội có mức lương chính thức cao nhất tính đến 2018 là Lê Công Vinh khi về chơi cho CLB Hà Nội năm 2011 với 50 triệu đồng/tháng.

- Thai League 2018: Cách đây không lâu tôi có đến tham quan Buriram United - một CLB ở Thai League. Tôi được giới thiệu gặp gỡ và có buổi trò chuyện với anh quản lý đội bóng. Vui miệng hỏi chơi chơi về thu nhập của cầu thủ mà tôi xém xỉu (dù đoán trước là sẽ cao thôi, nhưng không ngờ cao quá).

Mức lương trung bình của cầu thủ Thái hiên nay tầm 200.000 đến 300.000 Baht/tháng. Quy đổi ra tiền Việt Nam thì mỗi tháng thu nhập cầu thủ nội địa Thái tệ nhất cũng 150-200 triệu đồng, gấp gần 10 lần cầu thủ nội ở V-League. Cầu thủ ngoại ở Thai League, trung bình 500.000 Bath đến 800.000 Baht/tháng. Nhiều cầu thủ chất lượng có mức lương trên 1 triệu Baht mỗi tháng (hơn 700 triệu đồng).

Không khí của Thai League bây giờ khác hẳn so với ngày xưa. Ảnh: Lê Anh Vinh

Hôm rồi tôi đến sân xem trận bóng ở Thai League. Dạo gần đây tôi hay theo dõi giải này, hơi ngạc nhiên vì hầu như không còn mấy anh đến từ Phi châu chuyên lấy thịt đè người, cắm đầu chạy hùng hục rồi vấp bóng té như hồi trước nữa. Thay vào đó là xu hướng chọn cầu thủ từ châu Âu, châu Mỹ với tư duy kĩ chiến thuật, đào tạo bài bản. Cầu thủ ngoại lũ lượt kéo qua Thái kiếm việc, trong đó có cả những cầu thủ chất lượng nhất của Việt Nam hiện tại cũng đánh tiếng muốn qua Thái thử sức.

Tôi giật mình tự hỏi: Ủa, tiền đâu mà họ đầu tư dữ vậy ta? Nào là xây dựng cơ sở vật chất xịn theo mô hình châu Âu, nào là trả lương cầu thủ cao ngất ngưởng, nào là làm truyền thông, xây dựng thương hiệu, xây dựng tư duy nhận thức khán giả...

Tiền ở đâu, ở đâu???

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội