CLB Việt Nam ở sân chơi châu lục, vào đến bán kết vẫn chưa hồi đủ vốn!
Đó là một chiến tích đáng tự hào trong lịch sử đội bóng đất Thủ và cả bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, chua chát thay, nhìn nhận một ở một khía cạnh khác, đó cũng lại là một nốt lặng đáng buồn cho thực trạng của bóng đá nước nhà.
Những Vũ Phong, Quang Thanh, Huỳnh Kesley đã có một hành trình rất đáng nhớ. Họ đứng đầu bảng H với thành tích 13 điểm (4 thắng, 1 hòa và chỉ chịu thua duy nhất 1 trận). Trước khi hủy diệt đại diện của Malaysia – là CLB Kedah bằng tỷ số 8-2 với cú “porker” của Huỳnh Kesley.
Rồi đánh bại luôn Chonburi của HLV Kiatisuk ở tứ kết nhớ thắng lợi 2-0 ngay trên đất Thái, sau khi hai đội cầm chân nhau 2-2 trên sân Gò Đậu. Chuyến phiêu lưu của thầy trò ông Mai Đức Chung năm đó chỉ bị Al-Karamah của Syria chặn đứng ở bán kết, dù đại diện Việt Nam đã giành thắng lợi ở trận lượt đi.
Còn nhớ năm đó, Becamex Bình Dương đã được VFF hỗ trợ thêm 1 tỷ và nhận thưởng thêm 1 tỷ sau khi lọt đến bán kết, nhưng bấy nhiêu đó thật sự chẳng thấm tháp vào đâu so với những khoảng chi mà họ đã bỏ ra trong suốt chặng đường viết nên những trang sử của bóng đá nước nhà.
Nếu so với một đội bóng giành được ngôi vương ở V-League, thành tích của B.Bình Dương thậm chí chỉ tạo tiếng vang chứ không thể gây thể tạo ra những hiệu ứng tốt bằng. Ấy thế mà cũng dễ hiểu vì sao sau thành công của bóng đá Bình Dương năm đó, cho đến này thành tích của các CLB Việt Nam tại đấu trường khu vực là khá nghèo nàn.
Trong quá khứ, ngay sau khi bóng đá Việt Nam chính thức hội nhập trở lại với đấu trường quốc tế. Mùa giải 1992-1993, Công nhân Quảng Nam - Đà Nẵng cũng đã từng vào tới tận bán kết Cúp C2 và chỉ chịu thua FC Nissan (Nhật Bản) 0-3 trên sân khách sau khi hòa nhau 1-1 ở “ải” Chi Lăng.
Bên cạnh những chiến tích trên, các CLB Việt Nam cũng có vài lần lọt vào đến vòng 16 đội hay tứ kết mà gần đây nhất phải kể đến thành tích của chính Bình Dương, SHB Đà Nẵng hay Hà Nội T.T trước đây. Song dường như, từ trong quá khứ, suy nghĩ về việc AFC Cup chính là “của nợ” ngân sách và làm hao mòn lực lượng khiến các CLB tham gia giải đấu như cho có lệ.
Ngay trong mùa giải năm ngoái, FLC Thanh Hóa đã mang một đội hình dự bị không hơn kém để rồi không lọt qua nổi vòng bảng, còn SLNA cũng không khá khẩm hơn. Thậm chí năm 2001, SLNA với tư cách là ĐKVĐ giải chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới chấp nhận nộp phạt 2.000 USD để được rút lui khỏi Cúp C1 châu Á… Cốt lõi của thực trạng đáng buồn đó quay đi ngoảnh lại vẫn nằm ở hai từ “chuyên nghiệp”, chúng ta chưa bao giờ tự cung tự cấp nhờ bóng đá.
Câu chuyện tự chủ kinh tế là một phần nguyên nhân lớn khiến bóng đá Việt Nam mãi không thoát ra khỏi "vũng lầy" của sự chuyện nghiệp nửa vời. Phương thức, hình thức và mục tiêu đầu từ cũng không thể nào tìm ra được hướng đi hợp lý trong suốt ngần ấy năm.
Và liệu rằng với cú hích được tạo ra từ hiệu ứng thành công chưa từng có trong lịch sử, của các đội tuyển dưới thời HLV Park Hang-seo. Các nhà làm bóng đá có thể tận dụng được để đưa bóng đá cấp CLB của Việt Nam thoát khỏi cảnh giở khóc, giở cười này...