Nhóm VĐV Việt phản hồi CEO Connor Nguyễn về vấn đề đòi hỏi tiền lương

thứ ba 20-12-2016 19:18:13 +07:00 0 bình luận
Sau chia sẻ của CEO Connor Nguyễn về việc SG Heat gặp khó trong kế hoạch sử dụng nội binh vì một số VĐV nội đòi lương quá cao, những VĐV không đạt được thỏa thuận thi đấu ABL trong màu áo SG Heat đã có phản hồi.

Sau chia sẻ của CEO Connor Nguyễn về việc Saigon Heat gặp khó trong kế hoạch sử dụng nội binh vì một số VĐV nội đòi lương quá cao, những VĐV không đạt được thỏa thuận thi đấu ABL trong màu áo CLB Saigon Heat đã chủ động liên hệ với Webthethao. Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về sự việc, Webthethao xin đăng tải quan điểm của những VĐV trên.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn trên Webthethao, ông Connor Nguyễn cho biết vấn đề của CLB ở Giải bóng rổ Đông Nam Á 2016-17 (ABL) là dàn nội binh không đảm bảo chất lượng phục vụ tham vọng vô địch trong lần thứ 5 tham dự. Không phải vì BLĐ đội không muốn chiêu mộ VĐV tài năng mà những khúc mắc về lương đã cản bước 2 phía đến với nhau.


Nguyễn Văn Hùng (áo trắng, trái) và Lê Văn Đầy (áo trắng, phải) trong lần được ra sân tại ABL. Ảnh: Quang Thịnh.

Ông Connor Nguyễn cho biết họ đã để mắt tới một số VĐV nổi bật trong mùa giải VBA đầu tiên, tuy nhiên khi đưa ra lời đề nghị hợp tác, họ nhận được đòi hỏi mức lương gấp 3 lần con số ban đầu. Chia sẻ của ông Connor Nguyễn nhanh chóng trở thành đề tài gây tranh cãi, nhận được nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn bóng rổ Việt Nam lẫn trang mạng xã hội của đội bóng giàu thành tích này.

Ngay lập tức, một số VĐV đàm phán không thành công với SG Heat trước thềm ABL phản pháo. “Họ đã đánh đồng giới VĐV Việt vào một khung giá và cho rằng ai cũng như ai, mua về rồi cũng chỉ được HLV sử dụng cho đánh 1-2 phút thì việc gì phải trả lương cao. Như vậy khác nào coi thường VĐV Việt?”, một VĐV dày dạn kinh nghiệm xin phép không nêu tên cho biết.

Chua chát hơn, VĐV này so sánh: “Năm ngoái, có VĐV Việt Nam chơi rất tốt tại ABL và nhận được thù lao xứng đáng. Thế nhưng, năm nay SG Heat lại trả thấp hơn, còn tính toán từng đồng, từng cắc. Bóng rổ chuyên nghiệp, nếu không thỏa thuận được thì thôi, đừng trả giá như mua bó rau ngoài chợ. Đại diện SG Heat nên tiếp cận vấn đề thuận mua vừa bán”.

2016 là năm đầu tiên bóng rổ nội có một giải đấu chuyên nghiệp mang tên VBA, tập hợp 5 đội bóng thi đấu suốt 4 tháng hòng tìm kiếm tài năng và phát triển phong trào bóng rổ địa phương. Một VĐV tỏa sáng ở giải đấu này, đạt danh hiệu cá nhân nên được SG Heat mời về thi đấu tại ABL 2016-2017 nhưng anh từ chối. Nguyên do cũng bởi vấn đề thỏa thuận tài chính:

Tôi cho rằng có thể vừa qua khi VBA xuất hiện, họ (SG Heat-PV) có nhiều sự lựa chọn cho dàn nội binh nên đề nghị mức lương khá thấp, cụ thể là 10 triệu đồng/tháng, thời hạn chỉ có 4 tháng để đánh giải Đông Nam Á thì làm sao có thể chấp nhận. Khi đề xuất mức lương mong muốn, chúng tôi không đạt được thỏa thuận”.


3 ngoại binh và 2 VĐV Việt Kiều là đội hình đánh chính trong suốt 40 phút (khoảng 2 giờ) thi đấu của Saigon Heat. Ảnh: Quang Thịnh.

VĐV này cũng tiết lộ rằng đại diện SG Heat chỉ làm việc qua điện thoại, chưa từng gặp mặt nên đó cũng là một nguyên do khiến hai bên không thể đàm phán một cách thấu đáo và giải quyết được vấn đề cốt lõi là tiền lương. Anh nói thêm, mức lương phía SG Heat đưa ra thậm chí còn thấp hơn mức họ nhận được khi thi đấu tại VBA 2016.

Từ trước đến nay, vận động viên bóng rổ tại Việt Nam chưa ai có thể sống nhờ môn thể thao này. Rất nhiều người khác phải bươn chải, lấy nghề tay trái để nuôi sống nghề tay phải như bán quần áo thể thao, giày dép, kinh doanh bánh ngọt...

Mỗi người có một cuộc sống, một hoàn cảnh riêng, có người chơi vì tiền, có người vì đam mê. Mỗi năm mỗi thay đổi, nếu nhận được mức lương bằng như năm ngoái thì cân nhắc tôi vẫn chấp nhận thi đấu vì muốn chứng minh khả năng của cầu thủ Việt Nam như thế nào và quan trọng hơn hết là vì lá cờ tổ quốc trên ngực khi thi đấu ở giải quốc tế”, một VĐV khác từng chơi ABL cho SG Heat tiếp tục bức xúc với phát ngôn của CEO Connor Nguyễn.

Theo chia sẻ của những VĐV nói trên, ngoài vấn đề thu nhập thì họ không được công nhận và bị coi thường vì nhiều lý do. "SG Heat luôn nói họ muốn phát triển bóng rổ Việt Nam nhưng các bạn thử nhìn và đặt câu hỏi xem họ đã làm gì cho bóng rổ Việt Nam? Gây dựng phong trào nhưng lại đi thuê người nước ngoài về thi đấu, không tạo cơ hội cho cầu thủ nội được cọ sát và ra sân chơi bóng. Thử hỏi mô hình đó có phù hợp không?

Và tư khi SG Heat xuất hiện ở Việt Nam đến nay, thành tích về chuyên môn cả bóng rổ Việt Nam so với khu vực vẫn không cải thiện là mấy. Chúng ta vẫn thua Thái Lan, Malaysia... và thậm chí không đủ sức đánh với Singapore, Philippines", tiếp lời VĐV trên

Trong khi đó, mức lương một VĐV Việt Kiều dao động từ 3.000 đến 4.000 USD/tháng. Sự đãi ngộ khác biệt lớn khiến một số VĐV Việt Nam cảm thấy bị coi thường khi nhìn những đóng góp, những nỗ lực của mình không được đánh giá xứng đáng.

Các VĐV kể trên vẫn mong muốn một lời giải thích rõ ràng từ phía SG Heat, nếu không họ hứa sẽ không bao giờ khoác áo đội chủ sân CIS Arena dẫu có nhận mức lương 50 triệu/tháng.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội