Môn mũi nhọn karatedo trước thềm ASIAD 2014: Đến thời “Vàng” mắt
(thethao24.tv) – Là môn duy nhất của thể thao Việt Nam giành HCV ở ba kỳ ASIAD liên tiếp, thế nhưng karatedo Việt Nam, đặc biệt với nội dung truyền thống kumite, lại đang đứng trước nguy cơ trắng tay ở kỳ Ðại hội sắp tới trên đất Hàn Quốc. Vấn đề đối với đội tuyển karatedo quốc gia không chỉ là thay đổi lớn ở vai trò HLV trưởng, mà còn là việc họ đang gặp phải một cuộc khủng hoảng lực lượng.
>>>Nỗi lo của TTVN tại ASIAD 2014: Dự báo chỉ tiêu & gánh trách nhiệm… như đùa
>>>Chuyện hoa khôi bắn súng Đặng Hồng Hà: “Bà mẹ đơn thân” & kỳ tích 3 lần dự ASIAD
>>>Thể thao Việt Nam từ ASIAD 2010 đến ASIAD 2014: Chưa làm lại & làm khác
Sau 13 năm gắn bó với hàng loạt chiến công hiển hách” cùng ĐTQG, cuối cùng cũng đã đến thời điểm HLV kỳ cựu Lê Công nói lời chia tay, để nhường chỗ cho chuyên gia người Iran Sayed Hassan. Sự thay đổi này rất có thể sẽ trở thành điểm nhấn tác động mạnh mẽ tới diện mạo của đội tuyển karatedo quốc gia, ít nhất là tại ASIAD trước mắt.
Một phần vì trước khi tiếp nhiệm, vị chuyên gia mới này hầu như chưa nắm được gì nhiều về karatedo Việt Nam, và xem như phải khởi động từ đầu. Quan trọng hơn, phần lớn những tuyển thủ hiện tại đều là học trò của HLV Lê Công, và mọi phương thức tập luyện – thi đấu cũng đều vẫn mang nặng dấu ấn của người thầy cũ. Bởi vậy, kết quả ở ASIAD tới sẽ là một “ẩn số” cho môn thể thao mũi nhọn hàng đầu này, với không nhiều lý do để hy vọng.
Đáng nơi hơn, sự “mong manh” của đội tuyển karatedo Việt Nam hiện tại còn được bộc lộ nhiều hơn, rõ ràng hơn, qua một đội ngũ đang trải qua quá nhiều biến động. Tại ASIAD 2014, karatedo Việt Nam vắng liền một lúc cả hai nhà vô địch của hai kỳ Ðại hội trước – Vũ Nguyệt Ánh và Lê Bích Phương. Trong đó, nếu như trường hợp của nhà vô địch năm 2006 Nguyệt Ánh là tương đối dễ hiểu (bởi những lý do về tuổi tác và phong độ), thì sự vắng mặt của người giành HCV duy nhất cho TTVN năm 2010 lại là một nỗi tiếc nuối đầy day dứt. Lê Bích Phương. cô võ sỹ 22 tuổi ấy – đã không thể tham dự ASIAD thứ hai trong sự nghiệp vì chấn thương dai dẳng, hậu quả của một thời kỳ dài phải liên tiếp “gồng mình” lên tập huấn, thi đấu, trong khi các điều kiện chăm lo đầu tư, cụ thể về dinh dưỡng – y học còn quá hạn chế.
Thực tế karatedo Việt Nam buộc phải mang tới ASIAD lần này toàn những gương mặt trẻ, hầu hết đều chưa tạo dựng được tên tuổi gì tại các đấu trường quốc tế. Cả phân đội đối kháng (kumite) – vốn đoạt tới bốn HCV ở ba kỳ ASIAD trở lại đây – trên thực tế không còn sở hữu võ sĩ nào đạt tới trình độ đủ để tranh chấp ngôi đầu. Tất nhiên, Nguyệt Ánh hay Bích Phương cũng đã từng là những những “nhân tố bí ẩn”, là những “người hùng xuất hiện từ thời thế”. Song, thật khó để lúc nào cũng trông chờ những điều xuất thần và may mắn sẽ xuất hiện, nhất là với thực lực của đội tuyển hiện tại.
Ngoài ra, ĐTQG còn đang phải vật lộn với những rào cản về điều kiện, gắn với sự bó buộc kinh phí. Do chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí hạn hẹp của nhà nước nên các tuyển thủ đã buộc phải chấp nhận “nhịn” xuất ngoại tập huấn, và thay vào đó chỉ là việc tham dự một số giải đấu quốc tế.
Thay tướng cũ, thiếu quân giỏi, thiếu cả kinh nghiệm trận mạc đỉnh cao, thật dễ hiều karatedo Việt Nam lần này chỉ đăng ký chỉ tiêu có huy chương, còn Vàng chỉ là đích để phấn đấu hết mình.
Bảng Vàng ASIAD của karatedo Việt Nam
– ASIAD 2002 – 2 HCV (Vũ Kim Anh, Nguyễn Trọng Bảo Ngọc) – ASIAD 2006- 1 HCV ( Vũ Nguyệt Ánh) – ASIAD 2010- 1 HCV ( Lê Bích Phương) |
Hà Thảo