Một lá cờ, một tinh thần thể thao góp phần thống nhất hai miền Triều Tiên

thứ bảy 28-4-2018 16:31:39 +07:00 0 bình luận
Những sự kiện thể thao quan trọng giúp góp phần hợp thống nhất hai miền luôn đem lại cảm xúc cho người dân Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Những sự kiện thể thao quan trọng giúp góp phần hợp thống nhất hai miền luôn đem lại cảm xúc cho người dân Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Jincheon nằm cách thủ đô Seoul (Hàn Quốc) 50 dặm về phía Nam, là nơi tọa lạc của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia. Tại đây, ông Kim Taek-Soo đang lên kế hoạch xem lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.

Ông Kim, hiện là HLV đội tuyển bóng bàn nam Hàn Quốc, dư định sẽ ngồi trước màn hình TV và mời vài người bạn VĐV tới cùng. Ông muốn chờ đến thời khắc hai đoàn VĐV của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên cùng xuất hiện dưới một lá cờ tại sân Olympic.


Các VĐV 2 miền xuất hiện dưới lá cờ chung.

Ngay khi các VĐV hai nước trong trang phục màu trắng bước vào, vai kề vai, trái tim ông Kim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Đơn giản bởi, đã nhiều năm trước, ông từng ở vào vị trí của họ và hiểu được cảm giác đó.

Ông Kim năm nay 47 tuổi, ông từng tham gia đội tuyển bóng bàn Hàn Quốc tranh tài tại giải VĐTG 1991, khi mới 21 tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên đội tuyển thể thao của 2 miền Nam-Bắc Triều Tiên cùng chung một lá cờ kể từ sau chiến tranh kéo dài từ 1950 đến 1953.

“Chúng tôi tập luyện cùng nhau trong 45 ngày. Đó là những tin tức được đưa lên trang nhất của mọi tờ báo. Họ gọi đó là bước tiến đầu tiên của quá trình thống nhất hai miền”, ông Kim bồi hồi nhớ lại.


Ông Kim hiện là HLV ĐT bóng bàn nam Hàn Quốc.

Sau này, ông nhận ra đó chỉ là bước tiến duy nhất trước khi 2 bước lùi diễn ra. Và có lẽ, sự kiện tại Olympic Pyeongchang vừa rồi cũng là một kiểu bước tiến như vậy, khi mà CHDCND Triều Tiên vẫn chưa dừng chương trình hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, ông Kim nói đó là chuyện chính trị. Còn theo kinh nghiệm của ông, hòa bình dựa trên tình bạn. Điều đó hoàn toàn đúng.

Thời điểm 26 năm trước, hy vọng về hòa bình tưởng chừng như rất lớn. Tại bán đảo Triều Tiên, sự kiện đội tuyển bóng bàn chung của 2 nước đã giúp giảm bớt căng thẳng sau vụ việc CHDCND Triều Tiên bị cáo buộc nổ tung một máy bay của Hàn Quốc năm 1987 và làm chết 115 người.

Các VĐV bóng bàn khi ấy được nguyên thủ của mình ra chỉ thị rất rõ ràng và nghiêm ngặt rằng họ không được nói về vấn đề chính trị, hay hỏi về cuộc sống ở quốc gia còn lại. Tất nhiên, không phải VĐV nào cũng tuân theo những quy tắc đó.


Kỷ niệm trong giải đấu năm đó theo ông Kim mãi sau này.

Tại giải VĐTG diễn ra ở Nhật Bản năm đó, các VĐV của hai miền được bố trí ở hai tầng riêng biệt trong khách sạn. Họ tìm cách để lẻn vào phòng của nhau để trò chuyện, huýt sáo để báo hiệu cho nhau trong các buổi tập và người kia sẽ để cửa phòng khách sạn mở.

Ông Kim kể rằng ông học được rất nhiều từ người bạn đánh đôi cùng mình là VĐV Kim Kwok-chul. Ông không giải thích quá cụ thể mình học được những gì vì không muốn cả 2 gặp rắc rối, tuy nhiên, họ đã nói chuyện với nhau rất nhiều.

Thế nhưng ở đội nữ, cô Hyun Jung-hwa lại sẵn sàng chia sẻ về những cuộc trò chuyện kiểu như vậy. Tại văn phòng làm việc ở một thành phố ngoài Seoul nơi cô đang làm HLV bóng bàn chuyên nghiệp, Hyun kể lại rằng cô và đồng đội phía CHDCND Triều Tiên là Li Bun-Hui đã chia sẻ với nhau về chuyện bóng bàn, chuyện gia đình và cả bạn trai.


Cô Hyun vẫn nhớ về người đồng đôi nữ năm xưa.

Cô Hyun cố gắng thuyết phục Li thử các loại đồ ăn khác như kim chi, cá, thịt, đồ khô... thay vì bữa cơm chan nước sốt đạm bạc hằng ngày. Ngược lại, Li tò mò về âm nhạc của Hàn Quốc và cô được tặng một vài cuộn băng cát-xét để đem về nước.

“Cô ấy muốn biết chúng tôi giàu cỡ nào, tôi kiếm được bao nhiêu tiền, tính theo đô la Mỹ, và tôi kể cho cô ấy”, Hyun kể lại khi cô tổ chức bữa tiệc mừng chiến thắng của toàn đội trước Trung Quốc để giành HCV. “Tôi kể hết cho cô ấy và chúng tôi trở thành bạn. Đến giờ tôi vẫn rất nhớ cô ấy. Đó là điều dễ hiểu khi bạn ở chung đội với nhau”.

Trước sự kiện hợp nhất năm đó, cả ông Kim Taek-Soo lẫn cô Hyun Jung-Hwa đều không thể tưởng tượng nổi sức ảnh hưởng của nó lại lớn đến vậy. Thời điểm đó họ còn quá trẻ và chưa nhận thức được nhiều.

Mãi sau này, cả 2 mới hiểu rằng sự kiện đó đã thay đổi hoàn toàn cách họ nhìn nhận về sự chia tách 2 miền. Nó buộc họ phải suy nghĩ về sự thống nhất, dù cho trước đó điều này chưa từng xuất hiện trong đầu của 2 VĐV.


Những kỷ niệm năm ấy gắn kết ông Kim với sự kiện thống nhất.

Nhiều năm sau, mỗi khi có dịp, ông Kim luôn tranh thủ hỏi thăm về người đồng đội xưa kia thông qua những người đến từ phương Bắc mà ông gặp được, nhưng chẳng ai có thông tin gì. Tay vợt năm xưa ông từng biết như thế đã biến mất.

“Thật buồn vì mối quan hệ đó chấm dứt cũng như cái cách mà 2 miền chia lìa vậy. Nhưng tôi đã học được rằng ảnh hưởng của chính trị lên hòa bình phải được cân bằng với ảnh hưởng của thể thao. Giờ đây tôi cũng không chắc điều đó đã cân bằng chưa”, ông Kim cho hay.

Ông Kim tin rằng thể thao chính là cây cầu tạo nên tình hữu nghị dù ông hiểu vì sao người ta thường xuyên phản đối các đội tuyển thể thao 2 miền hợp nhất đến vậy. Cũng tại Olympic mùa Đông vừa qua ở Hàn Quốc, đội tuyển nữ Hockey 2 miền đã tranh tài dưới một màu cờ và được ủng hộ nhiệt liệt.


Đội nữ Hockey hợp nhất tranh tài tại Đại hội vừa qua.

“Tôi hiểu vì sao thế hệ trẻ ngày nay dường như không mặn mà với chuyện hai miền thống nhất. Đơn giản bởi họ không có mối liên hệ cảm xúc với những người ở bên kia biên giới. Thế hệ ngày nay chỉ biết đặt bản thân mình lên trước cái chung. Họ chẳng có lí do gì để thúc đẩy 2 miền thống nhất cả”, ông Kim giải thích.

Gần đây, ông Kim được các VĐV trẻ hỏi về trải nghiệm khi được thi đấu trong đội tuyển thống nhất ra sao. Ông nói với họ rằng đó là khoảnh khắc của đời người. Tuy nhiên, các VĐV nữ Hockey của 2 miền có lẽ sẽ khó cảm nhận được điều đó. Họ chỉ có vài ngày làm quen và tập luyện cùng nhau trước khi Olympic diễn ra tại trung tâm huấn luyện.


Hai đội Hockey của hai miền vui mừng khi gặp gỡ thi đấu chung dưới một mầu cờ

Ở kỳ đại hội năm nay, ông Kim không có dịp được gặp một người nào của đoàn CHDCND Triều Tiên vì ông quá bận chuẩn bị cho đội tuyển bóng bàn Hàn Quốc thi đấu các giải quốc tế sắp tới. Tuy nhiên, ông hạnh phúc đợi chờ đến lễ khai mạc để được thấy lá cờ thống nhất tung bay.

Kim cho biết ông vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc khi chứng kiến khoảnh khắc ấy. Và khi được hỏi liệu có rơi nước mắt ở thời khắc đó hay không, ông vỗ đùi và cười lớn: “Ồ, không không. Không phải cảm xúc kiểu đó. Đây là một thời đại hoàn toàn khác với chúng tôi. Liệu sự kiện này có thể thay đổi được gì trong tương lai hay không? Tôi nghĩ chỉ các chính trị gia mới trả lời được”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội