Giải mã những thất bại của CERBERUS Esports: Vì sao nên nỗi?
1. Nỗi lo rừng và top.
Sau sự ra đi của người đi rừng "Phan Tấn" Sorn, rõ ràng những sự thay thế mà CERBERUS Esports mang lại vẫn chưa đáp ứng được kì vọng. Knight hoàn toàn bị outplay bởi rừng team bạn, còn Pot thì có vẻ vẫn chỉ thích hợp ở đường giữa mà thôi. Bên cạnh đó, vị trí đường trên vẫn là một câu chuyện muôn thưở khi bể tướng của LL quá hẹp còn yT chỉ thích hợp với những top tank như Rumble hoặc là Sion, trong khi meta hiện nay Đấu sĩ và thậm chí là Pháp sư mới là những hot pick.
2. Sự ổn định của đường giữa
Bổ sung một midlaner tay cực to là Yado nhưng vấn đề đường giữa của CERBERUS Esports vẫn chưa thể giải quyết khi người chơi này vẫn thiếu một sự ổn định cần thiết, điều đã khiến cho người đồng đội Pake từ quán quân solo All Star 2018 cũng phải dự bị cho Pot trong phần lớn thời gian của mùa giải trước. Mà ở VCS, khi đã thiếu sự ổn định thì bạn rất khó có thể đi đường với những Naul hay Optimus.
3. Khả năng phối hợp của RonOP và EasyLove
Được xem là sự hy vọng lớn nhất của CERBERUS Esports ở mùa giải này, RonOP phần nào đã đáp ứng được sự kỳ vọng của người hâm mộ dành cho mình. Tuy vậy, khả năng phối hợp của RonOP và EasyLove vẫn là một dấu hỏi lớn khi nhiều tình huống đã cho thấy sự thiếu ăn ý của bộ đôi này. Rõ ràng, nếu muốn cải thiện thành tích của mình thì bộ đôi đường dưới của CERBERUS Esports phải phối hợp với nhau tốt hơn, giống như cái cách mà Kit và EasyLove đã từng làm ở Cube Adonis.
4. Thầy Lee
Đội hình là một vấn đề lớn của CERBERUS Esports, tuy vậy, với một đội hình từng kém hơn thế này nhưng thầy Sergh vẫn có những màn trình diễn rất tốt ở mùa giải trước. Liệu có phải vấn đề là ở thầy Lee? Không ai có thể phủ nhận được tài năng cũng như chuyên môn của cựu HLV SAJ, nhưng nhiều người tin rằng tư duy chiến thuật của HLV người Hàn này đã không còn phù hợp với VCS nữa.