Luật thi đấu MMA chấm điểm các võ sĩ theo tiêu chí nào?
MMA - Mixed Martial Arts (Võ tự do hay Võ tổng hợp) được đặt tên từ sự kiện đầu tiên của giải đấu lớn nhất hành tinh UFC (Ultimate Fighting Championship).
Hình thức thi đấu cho phép các võ sĩ sử dụng mọi kĩ năng, từ đánh đứng (striking) - vật khóa siết (grappling) của MMA đòi hỏi một bộ luật thi đấu mới, không giống với bất kì môn võ/thể thao nào từng xuất hiện. Kéo theo đó, các nhà làm luật phải đưa ra một hệ thống tiêu chí đánh giá (judging criteria) để xác định người thắng-thua nếu trận đấu cần tới bảng điểm.
Ảnh hưởng bởi sự phát triển của UFC, từ những năm 2001, Bộ luật MMA Thống nhất (Unified MMA Rules) được hình thành bởi các nhà quản lý thể thao tại Mỹ. Trong đó, các tiêu chí đánh giá một trận đấu MMA được phân cấp rõ ràng để đảm bảo các yếu tố thể thao - giải trí của thị trường Bắc Mỹ. Cho đến nay, bộ luật này vẫn là cơ sở hình thành cho luật thi đấu MMA của nhiều khu vực ngoài nước Mỹ.
Theo bản cập nhất mới nhất tính tới tháng 7/2022, Bộ luật MMA Thống nhất xác định các tiêu chí đánh giá trận đấu theo 3 cấp chính. Dưới đây là các tiêu chí chấm điểm trong Bộ luật MMA thống nhất.
1. Trọng tài đánh giá các kĩ thuật MMA theo yếu tố striking/grappling hiệu quả (Cấp A), tích cực tấn công hiệu quả (Cấp B) và Kiểm soát sàn đấu (Cấp C). Cấp B và Cấp C sẽ không được tính đến trừ khi các yếu tố ở Cấp A có sự tương đồng nhau.
2. Việc đánh giá phải được thực hiện theo thứ tự cụ thể được xuất hiện trong phần 1, tập trung nhất vào việc ghi điểm bằng striking/grappling hiệu quả, tích cực tấn công hiệu quả và kiểm soát sàn đấu.
3. Striking hiệu quả (Effective striking) được tính bởi việc xác định tác động/ảnh hưởng của các đòn đánh hợp lệ của võ sĩ, dựa trên kết quả từ các đòn đánh đó. Grappling hiệu quả (Effective grappling) được tính bởi việc triển khai thành công và hành động có tác động/hiệu quả từ các đòn thế: quật ngã (takedown), nỗ lực dùng đòn siết (submission attempt), giành vị trí lợi thế và xoay chuyển tình thế.
4. Tích cực tấn công hiệu quả (Effective Aggressiveness) có nghĩa là tích cực tạo ra các nỗ lực kết thúc trận đấu.
5. Kiểm soát sàn đấu được xác định bởi ai đang là người áp đặt nhịp độ, vị trí và tư thế của trận đấu.
1. Các tiêu chí chấm điểm nói trên được áp dụng khi trọng tài chấm điểm một hiệp đấu với các tỉ số:
+) 10-10 khi cả hai võ sĩ đã thi đấu mà trong bất kì khoảng thời gian nào của hiệp đó, không có sự khác biệt về lợi thế.
+) 10-9 khi một võ sĩ thắng với ưu thế sát nút, võ sĩ thắng đánh trúng nhiều đòn (strike) hoặc có grappling hiệu quả hơn trong hiệp đó.
+) 10-8 khi võ sĩ thắng hiệp đấu bởi các biệt lớn từ tác động (impact), áp đặt thế trận (dominace) và thời gian kiểm soát (duration) từ striking tới grappling.
+) 10-7 khi võ sĩ áp đảo hoàn toàn bởi các yếu tố vừa nêu trên.
Từ cách chấm điểm từng hiệp đấu kể trên, Bộ luật MMA Thống nhất cũng định nghĩa các mức độ thực hiện kĩ thuật hiệu quả của một võ sĩ MMA trong trận đấu.
2. Tác động (Impact): Một giám định xác định yếu tố này nếu võ sĩ tác động vào đồi thủ rõ ràng trong hiệp đấu, dù họ không phải là người áp đặt hoàn toàn động tác đó. Tác động bao gồm các dấu vết có thể quan sát như vết sưng, vết rách.
Tác động cũng có thể xác định từ hành động của võ sĩ, sử dụng striking hoặc/và grappling, dẫn tới việc tiêu hao năng lượng, tinh thần, sự tự tin và khả năng thi đấu của đối thủ. Tất cả những yếu tố đó xảy ra như kết quả trực tiếp của tác động.
Khi một võ sĩ bị tác động bởi các đòn đánh striking, dẫn tới việc thiếu đi sự kiểm soát và khả năng hoạt động, điều này có thể tạo ra các khoảnh khắc quyết định trong hiệp đấu và nên được xem là có hiệu suất sao.
3. Ưu thế vượt trội (Dominance): Với việc MMA là môn thể thao đối kháng tấn công, ưu thế vượt trội trong một hiệp có thể quan sát ở mảng striking, khi võ sĩ thua bị buộc phải thực hiện phòng thủ liên tiếp, không phản đòn hay phản ứng đáp trả khi bản thân đang sơ hở.
Ưu thế vượt trội trong grappling được quan sát bởi việc áp đặt vị trí/tư thế của trận đấu và sử dụng nó nhằm kết thúc bằng các đòn siết hoặc tấn công. Việc đơn thuần giữ một vị trí có ưu thế có thể không xem là đang áp đặt ưu thế vượt trội. Hành động của võ sĩ ở vị trí đó mới là điểm được ghi nhận.
Trong trường hợp không có áp đặt ở tình huống grappling, võ sĩ được đánh giá là có ưu thế grappling chỉ khi có những tổ hợp đòn, nỗ lực tung đòn siết, tấn công hoặc áp đảo về nhịp độ, được tính toán bởi việc cải thiện, hoặc tích cực thay đổi vị trí, dẫn tới võ sĩ thua cuộc bị rơi vào thế phòng thủ liên tục hoặc trạng thái phản ứng thụ động.
4. Thời gian kiểm soát (Durations): Được xác định bởi thời gian khi một võ sĩ tấn công, kiểm soát và tác động đối thủ của họ một cách có hiệu quả, trong khi đối thủ đưa ra rất ít hoặc không có những phản ứng tích cực đáp trả.
Giám định có thể xác định khoảng thời gian kiểm soát nhờ việc ghi nhận khoảng thời gian tương đối trong một hiệp, khi một võ sĩ giành được và duy trì kiểm soát hoàn toàn đợt tấn công có hiệu quả của mình. Điều này được xác định cả khi đánh đứng và đánh nằm.
5. Chấm một hiệp đấu chưa hoàn thành: Việc chấm điểm một hiệp đấu chưa hoàn thành là cần thiết. Nếu trọng tài phạt một trong hai võ sĩ, một số điểm sẽ bị trừ trong khi trọng tài thời gian tính toán điểm cuối cùng trong một hiệp.
Bộ luật MMA Thống Nhất (xem bản gốc) đã đưa ra những quy tắc chấm điểm phân cấp rõ ràng để các giám định có thể đánh giá trận đấu một cách chính xác nhất. Mặt khác, các tiêu chí chấm điểm của bộ luật này cũng đặt ra yêu cầu tích cực thi đấu với các võ sĩ.
Hiện tại, ở một số giải đấu MMA, bao gồm cả Luật thi đấu MMA do Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam (VMMAF) ban hành (xem tại đây) cũng áp dụng các quy tắc tính điểm tương tự. Trong đó, giải đấu MMA LION Championship hiện đang sử dụng bộ luật thi đấu do VMMAF đưa ra.