Cung ngắn, món vũ khí cùng vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới

thứ hai 15-4-2019 8:00:00 +07:00 0 bình luận
Trong lịch sử, người Mông Cổ nổi tiếng vì đội kỵ binh tinh nhuệ cùng với sự tàn bạo của họ. Dù vậy, đa số mọi người bỏ quên một yếu tố tối quan trọng làm nên sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ, những chiếc cung ngắn.

Người Mông Cổ là dân tộc thiện chiến bậc nhất lịch sử, chẳng thế mà có câu "Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ chết đến đấy". Dân tộc du mục này sống trên lưng ngựa, chiến đấu trên lưng ngựa và cũng ăn ngủ trên lưng ngựa. Để phát huy tối đa khả năng của những chiến binh, người Mông Cổ đã phát triển ra loại cung tên đặc chế dành riêng cho kỵ binh của mình: những chiếc cung ngắn (đoản cung Mông Cổ).

Thiết kế độc đáo của cung tên Mông Cổ

Trong ngôn ngữ thiết kế của vũ khí, cung tên phải đảm bảo được yếu tố bắn xa để có thể phát huy tối đa những lợi thế mà món vũ khí này đem lại. Do đó, cánh cung truyền thống thường được thiết kế dài, dày và nặng. Loại cung tên nổi tiếng nhất phải kể đến trường cung Anh Quốc với tầm bắn có thể lên đến hàng trăm mét. Nếu tầm bắn cung tên quá ngắn, cung thủ không thể hỗ trợ được cho bộ binh giành được lợi thế, đó là nguyên tắc hoàn toàn chính xác của mọi đội quân trên thế giới.

Tuy nhiên, đối với đội quân chỉ toàn kỵ binh như Mông Cổ, trường cung không phải là lựa chọn tốt. Cánh cung quá dài sẽ gây vướng víu trên lưng ngựa, chưa kể đến số lượng mũi tên lớn, nặng và cồng kềnh đi theo trường cung cũng sẽ khiến cho ngựa chiến mau kiệt sức.

Để giải quyết yếu tố này, bậc thầy quân sự Thành Cát Tư Hãn đã thức trắng nhiều đêm để tìm cách cải tổ đội kỵ binh vốn mỏng giáp này.

Thay vì cố gắng tìm cách trang bị giáp dày cho đội kỵ binh, Thành Cát Tư Hãn quyết định giữ lại yếu tố mỏng nhẹ của giáp kỵ binh để duy trì sự linh hoạt vốn có của nó. Bên cạnh đó, ông cũng cải tiến lại chiếc cung tên đi săn truyền thống thành chiếc cung ngắn sử dụng trên chiến trường.

Cung tên Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn phát triển ngắn và nhẹ hơn rất nhiều so với các loại cung tên truyền thống khác

Với thiết kế mới, dù chỉ bắn được ở cự ly ngắn, những chiếc cung tên này lại dễ dàng được mang trên lưng ngựa, cùng với khả năng bắn, nạp nhanh, linh hoạt. Nhờ thế, các cung kỵ Mông Cổ đã trở thành đội quân bất khả chiến bại.

Yếu tố chiến thuật của cung kỵ Mông Cổ

Nếu như ở những đội quân khác, bộ binh luôn chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với những kỵ binh, vốn chỉ là những quý tộc cấp thấp thì ở Mông Cổ, kỵ binh là đơn vị cốt yếu. Do lối sống du mục, văn hóa Mông Cổ gắn liền với lưng ngựa, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ, ai cũng gắn bó với ngựa.

Những hiệp sĩ châu Âu với bộ giáp sắt nặng giúp họ trở thành những hung thần chiến trường

Ngựa Mông Cổ vốn là ngựa thảo nguyên, nên sức vóc và cơ bắp không thể to khỏe như loại ngựa nuôi nhốt của các trại huấn luyện ngựa châu Âu. Bù lại, ngựa thảo nguyên lại rất linh hoạt và dẻo dai, chịu đựng thời tiết tốt. 

Chính vì thể hình ngựa nhỏ, gầy, Thành Cát Tư Hãn không đầu tư giáp nặng cho cả ngựa và các chiến binh. Thay vào đó, ông tìm cách giảm tải tối đa cho đại đa số các chiến mã. Loại giáp của Mông Cổ được thiết kế với những chất liệu nhẹ hơn như gỗ và tre. Thậm chí với những đội quân cấp thấp, rơm rạ cũng có thể được đặc chế thành giáp. Từ đó, đội kỵ binh giáp nhẹ, cung, tên nhẹ ra đời.

Nhờ vào tải trọng ít, kỵ binh Mông Cổ rất dễ tăng tốc, quay đầu nhanh hơn so với kỵ binh giáp nặng của châu Âu vốn chỉ mạnh mẽ mỗi khi tấn công. Chiến thuật sử dụng cung kỵ của Thành Cát Tư Hãn cũng phát huy tối đa lợi thế với những yếu tố này.

Cung ngắn, món vũ khí cùng vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới

Loại giáp của Mông Cổ được thiết kế với những chất liệu nhẹ như gỗ và tre

Chiến thuật hợp tung

Hợp và tung, cung kỵ Mông Cổ vì nhỏ nhẹ, họ có thể dễ dàng phân tán hoặc tập trung lực lượng ngay trong giao chiến. Nếu gặp kẻ địch quá mạnh, họ tự xé nhỏ đội hình và xả tên từ nhiều hướng khác nhau, đối thủ không thể đuổi kịp. Nếu kẻ địch quá yếu, kỵ binh Mông Cổ sẽ nhanh chóng tập trung để càn quét, dày xéo kẻ địch.

Vì có thể nhanh chóng hợp, tan như thế, kẻ thù của Mông Cổ luôn trong trạng thái phân tâm không thể xác định được đâu là mục tiêu phải tấn công, mệnh lệnh của chủ tướng trong cơn hỗn loạn cũng không thể nhanh chóng truyền đến tai các đội trưởng. Kẻ thù của Mông Cổ nhanh chóng bị chính sự hỗn loạn và hoang mang của chính họ giết chết.

Cung ngắn, món vũ khí cùng vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới

Chiến thuật hồi mã cung

Thành Cát Tư Hãn đã cải tiến chiến thuật bắn cung bộ binh truyền thống thành chiến thuật cung kỵ của riêng Mông Cổ.

Theo đó, các nhóm cung kỵ Mông Cổ đều sẽ đi thành 2 hàng trước và sau. Trong lúc chiến đấu, hàng trước sẽ là hàng bắn tên, hàng sau sẽ là hàng nạp tên, 2 nhóm này sẽ đổi chỗ qua lại liên tục cho nhau để đảm bảo duy trì áp lực tên bắn lên đối thủ. "Nạn nhân" phải che chắn làn mưa tên không ngớt từ mọi phía trong khi bản thân hoàn toàn không thể ý thức được động thái tiếp theo của đội kỵ binh. 

Chiến thuật bao vây bộ binh

Cung ngắn, món vũ khí cùng vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới

Nếu bộ binh địch đứng co cụm, kỵ binh Mông Cổ sẽ lập tức thu kiếm, thay vào đó, họ chạy vòng quanh kẻ địch và xả tên liên tục. Chiến thuật này có 2 ưu điểm:

Một là tận dụng ưu thế tốc độ. Tốc độ của cung kỵ quá nhanh để bộ binh có thể đuổi bắt và tái lập đội hình.

Hai là lợi dụng tầm bắn. Tầm bắn của cung tên Mông Cổ dù ngắn vẫn có thể dễ dàng vượt qua được đội bộ binh sử dụng giáo dài vốn chuyên khắc chế kỵ binh.

Cùng với đầu óc chiến lược của nhà quân sự đại tài Thành Cát Tư Hãn, cung ngắn Mông Cổ đã góp một phần quan trọng vào trong những chiến thắng vang dội của thời kỳ vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới. Nhờ vậy, món vũ khí đặc biệt này vẫn giữ được vị thế chiến lược trong suốt gần hai thế kỷ chinh chiến của những đội quân thảo nguyên.

Khôi Nguyên
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội