Vì sao giáo mác là vũ khí ưa chuộng của quân đội trung cổ

thứ năm 7-3-2019 10:00:00 +07:00 0 bình luận
Thực tế lịch sử đã cho thấy dù các nền văn minh cổ đại – trung đại đã phát minh ra hàng trăm ngàn loại vũ khí khác nhau nhưng các loại giáo mác vẫn có một chỗ đứng không thể thay thế trong quân đội.

Sát thương tốt

Lịch sử đã chứng minh rằng các loại vũ khí gây sát thương đâm xuyên (giáo mác, kiếm, dao găm,mũi tên…) dễ tiêu diệt đối thủ hơn vũ khí dạng chém – chặt (rìu, đao…).
Các loại vũ khí dạng chém – chặt đôi khi không thể tổn thương vào nội tạng đối thủ do vết chém phải “vượt” qua được kết cấu cơ xương của đối thủ, đặc biệt là hai cánh tay và xương sườn. Khi các loại giáp, khiên bắt đầu được nghiên cứu và đưa vào trang bị trong quân đội trung cổ (đặc biệt là từ thời trung đại, khi kỹ thuật khai thác và luyện kim đã khá hoàn thiện), các vũ khí dạng chém – chặt càng tỏ ra bất lực.

Người Tây Tạng xưa cùng dùng giáo mác làm vũ khí chiến đấu chính.

Trong khi đó, các vũ khí như giáo mác vẫn có thể đâm xuyên vào nội tạng đối thủ, gây sát thương chí mạng và có thể kết liễu nhanh mục tiêu.

Đó cũng là điều giải thích được vì sao khi các loại hỏa khí như súng trường bắt đầu xóa sổ vũ khí lạnh khỏi biên chế quân đội, vẫn còn một món “hàng lạnh” tồn tại: lưỡi lê.

Lưỡi lê, "hậu duệ" cuối cùng của các loại giáo mác trên chiến trường hiện đại trước khi bị sự phát triển của súng ống xóa sổ hoàn toàn.

Khoảng cách tốt, dễ áp dụng chiến thuật

So với các loại vũ khí cá nhân khác, giáo mác chỉ thua cung tên trong tiêu chí khoảng cách. Tuy vậy, cung tên không đảm bảo độ chính xác cao và bảo vệ được đội hình chiến thuật.

Một số lực lượng quân đội trung cổ dùng khiên và giáo mác để lập đội hình "mai rùa", có khả năng bảo vệ tốt đội hình và thọc sâu vào trận địa.

So với việc trang bị kiếm, đao, việc trang bị giáo mác giúp quân đội giữ đội hình chiến thuật tốt hơn (đặc biệt là khi đối đầu với các đội hình dùng vũ khí ngắn như đao, kiếm), có thể tấn công đối thủ trong khi giữ an toàn cho bản thân.

Đội hình Busuma của Nhật Bản thời trung đại.

Dễ trang bị

Thực tế, việc trang bị các loại vũ khí như đao, kiếm tiêu tốn khá nhiều thời gian, nhân lực và vật chất (nên nhớ là thời của quân đội trung cổ kỹ thuật khai thác kim loại chưa tốt như hiện nay, thậm chí là vấn đề rất khó khăn ở một số vùng như Bắc Âu, Mông Cổ…)

Trong khi đó, giáo mác lại tốn khá ít kim loại, còn lại chỉ dùng gỗ, tre nên khá dễ chế tạo và trang bị hàng loạt.

Giáo dài và khiên tròn trở thành biểu tượng của các chiến binh Sparta.

Dễ sử dụng

Ngoại trừ một số lực lượng được đào tạo từ bé như đội quân Sparta của Hy Lạp cổ đại, còn lại quân đội trung cổ thực chất khá… vụng về. Phần lớn họ xuất thân từ nông dân, cùng lắm chỉ trải qua hơn 10 năm tập luyện (với lực lượng quân đội thường trực của một số vương quốc, đế chế…) và có thể chất thấp bé hơn người hiện đại.

Dù là những chiến binh được đào tạo kỹ lưỡng, sở hữu thể chất vượt trội hơn dân binh bình thường nhưng samurai vẫn thường xuyên chọn dùng giáo Yari trong các cuộc chiến.

Trong bối cảnh đó, giáo mác là vũ khí nhẹ, vừa tầm sức so với các loại vũ khí khác. Mặt khác, các loại đao kiếm đòi hỏi khá nhiều kỹ năng để sử dụng thành thục và vượt trội hơn đối thủ, từ những kỹ thuật đâm chém bình thường cho đến bộ pháp (di chuyển), thân pháp (vận động cơ thể). Trong khi đó, giáo mác vừa dễ trang bị, dễ đào tạo hàng loạt, đặc biệt là cho các lực lượng có xuất thân không “chuyên ngành” quân đội.

Với tất cả những lý do trên, không quá khó hiểu khi nhìn lại toàn bộ lịch sử chiến tranh cổ - trung đai, ta luôn nhìn thấy bóng dáng giáo mác chiếm đa số các lực lượng quân đội.
 

Hồ Võ
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội