Hai trường phái của Brazilian Jiu-jitsu: Gi và No-Gi

thứ ba 6-9-2016 19:24:19 +07:00 0 bình luận
Với những người vẫn còn lạ lẫm với Jiu-jitsu, việc chọn lựa học Gi hay No-Gi là một câu hỏi không dễ. Vậy Gi và No-Gi khác nhau ở điểm nào?

Với những người vẫn còn lạ lẫm với môn võ Brazilian Jiu-jitsu, việc phân biệt các khái niệm Gi hay No-Gi không hề dễ. Vậy Gi và No-Gi khác nhau ở điểm nào? Nên tập Gi hay No-Gi?

Trên thực tế, Gi và No-Gi là hai thể thức khác nhau của Brazilian Jiu-jitsu.

Brazilian Jiu-jitsu thoát thai từ Judo, môn võ mà các võ sinh chỉ tập luyện trong bộ võ phục truyền thống - bộ "Gi".

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của Brazilian Jiu-jitsu, các võ sinh lần lượt bị phân hóa thành hai thái cực, từ đây góp phần hình thành nên hai phái. Gi phái chú trọng các kỹ thuật khóa siết nhận ảnh hưởng lớn từ Judo, Sambo. Còn No-Gi chú trọng các kỹ năng thực chiến và nhận ảnh hưởng của phong cách đánh đường phố, Vale Tudo, MMA.

Các trận đấu MMA và Vale Tudo yêu cầu các võ sĩ gần như cởi trần lên sàn. Còn những trận đánh đường phố, tuy cũng có thể sử dụng cổ áo và tay áo để khống chế đối thủ, nhưng thường thì quần áo người ta mặc hàng ngày vẫn khác xa những bộ Gi trên võ đường.

Bởi vậy, một số võ sĩ Jiu-jitsu mới từ bỏ bộ Gi truyền thống để phát triển những kỹ thuật No-Gi ngày nay.

Khác biệt

Học Gi Jiu-jitsu, võ sinh tập luyện với Gi, cho phép nắm võ phục của đối thủ trong các đòn thế. Còn với No-Gi, thay vì mặc bộ Gi, võ sinh mặc quần, áo bó sát và không được phép nắm áo đối thủ.

Do trang phục khác biệt, kỹ thuật trong 2 thể thức này cũng có sự khác biệt đáng kể.

Siết bằng cổ áo (collar choke) là được phép trong Gi grappling

Với Gi grappling, việc nắm ống tay áo, cổ áo, ống quần của Gi khiến võ sinh dễ kiểm soát vị trí hơn. Thực hiện đòn submission bằng bộ gi, ví dụ như siết bằng cổ áo hoặc ống tay áo là được phép.

Bởi sự đa dạng trong các kỹ thuật nắm, nhiều người đánh giá kỹ thuật của Gi tương đối phức tạp hơn so với No-Gi.

Khác với Gi, các kỹ thuật kiểm soát vị trí của No-Gi grappling có nét tương đồng với Wrestling. Mục tiêu thường gặp là cổ và các khớp trên cơ thể, như khớp vai, cổ tay, cổ chân,…

Không có bộ Gi, việc kiểm soát vị trí sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó đối thủ lại trơn như chạch. Các võ sinh No-Gi thường sử dụng các đòn khoá siết (choke) như guillotine, brabo choke, foot lock và hay nhắm đến phần lưng của đối thủ hơn các võ sinh Gi.

Thể thức thi đấu của Gi và No-Gi cũng khác nhau. Đòn heel hook – một đòn rất phổ biến trong No-Gi – bị cấm trong các giải Gi, bởi bộ Gi khiến cho việc phòng ngự heel hook trở nên quá khó, dù đối với cả những võ sư Gi giàu kinh nghiệm.

Đòn heel hook (khóa gót chân)

Chọn Gi hay No-Gi?

Học Gi cũng giống như chơi cờ. Trận đấu không diễn ra quá nhanh, với nhiều chiến thuật, kỹ thuật để tiếp cận, kiểm soát và thoát khỏi thế submission.

Ngược lại, trong No-Gi, trận đấu diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều. Những kỹ thuật takedown và mount sẽ buộc các võ sinh phải rèn cả sức mạnh lẫn tốc độ.

Đa phần các võ sĩ MMA chỉ rèn No-Gi, bởi thể thức thi đấu MMA không cho phép bất cứ trang phục nào ngoài quần áo ngắn bó sát trên sàn đấu. Ngược lại, nếu mục đích học BJJ của võ sinh là để tự vệ hay chỉ vì mục đích thể thao, học Gi hay No-Gi đều hiệu quả.

Marcelo Garcia là một điển hình khi anh nằm trong top đầu thế giới ở cả 2 thể thức Gi và No-Gi. Marcelo bắt đầu với Gi, và học thêm No-Gi khi đã đạt đai nâu. Anh cho rằng học cả hai thể thức sẽ giúp võ sinh thực hiện khóa siết hiệu quả hơn nhiều.

“Võ đường của tôi dạy 50% Gi và 50% No-Gi. Về lâu dài, luyện tập cả hai sẽ bổ sung những khuyết điểm của nhau,” Marcelo Garcia cho biết.

Các võ sinh No-Gi thường nhắm vào phần lưng của đối thủ vì có nhiều lựa chọn submission hơn

Jeff Curran, một HLV MMA giàu kinh nghiệm, cũng khuyên các võ sĩ MMA nên bắt đầu với Gi trước khi học No-Gi:

“Những võ sĩ chỉ chăm chăm tập No-Gi ngay từ đầu chưa chắc đã hiệu quả,” Curran nói. “Học Gi trước sẽ buộc võ sinh phải thực hiện thật chuẩn các động tác kỹ thuật của mình. Một khi các kỹ thuật căn bản đã chuẩn, việc chuyển đổi sang No-Gi sẽ dễ dàng hơn nhiều.”

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội