Góc nhìn của kẻ hoài nghi: Vì sao họ nói Jon Jones không dùng doping trong khi Jones không thể "sạch"?
"Chỉ "một vài" picogram Turinabol thôi mà!" Nhưng về mặt khoa học, đó là sự nghi ngờ cực lớn trước lời biện minh của UFC và USADA dành cho Jon Jones.
Chuyện Jon Jones dương tính với chất cấm đã là chuyện xảy ra lặp đi lặp lại qua rất nhiều năm.
Chuyện Jon Jones dương tính với chất cấm đã là chuyện xảy ra lặp đi lặp lại qua rất nhiều năm.
Tháng 2/2015, chỉ gần 1 tháng sau chiến thắng trước Daniel Cormier, Jon Jones bị Ủy ban phòng chống doping Mỹ (USADA) "rút thẻ vàng" cảnh cáo sau khi phát hiện dấu vết của cocaine trong mẫu thử. Tháng 6/2016, Jon Jones lại dương tính với Hydroxy-clomiphene và Letrozole metabolite, theo nhiều lời đồn đoán là có nguồn gốc từ một viên thuốc cường dương Cialis.
Ngày 28/7/2017, Jon Jones lại dương tính với steroid Turinabol - một loại steroid tăng cơ tác dụng chậm. Và giờ đây, vào rạng sáng 24/12, USADA lại đã xác nhận rằng Jon Jones lại dính Turinabol trước thềm UFC 232.
Dù vậy, Jon Jones không chỉ không phải nhận bất cứ án phạt nào, mà thay vì thế anh sẽ tiếp tục được thi đấu tại UFC 232 ở California cuối tuần tới.
Jeff Novitzky - Phó chủ tịch quản lý các vấn đề sức khỏe võ sĩ - cho biết hàm lượng Turinabol trong mẫu xét nghiệm của Jon Jones lần này cực kỳ nhỏ, chỉ "một vài" picogram
Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để biện minh cho Jon Jones. Jeff Novitzky - Phó chủ tịch quản lý các vấn đề sức khỏe võ sĩ - cho biết hàm lượng Turinabol trong mẫu lần này cực kỳ nhỏ, chỉ "một vài" picogram, nên USADA nhận định rằng đây có lẽ chỉ là một vết còn sót lại của việc Jon Jones sử dụng Turinabol vào năm 2017.
Một giả thuyết nữa đang nhận được sự đồng tình từ các fan, đó là việc Turinabol đã đọng vào trong mô mỡ, và chỉ đến gần đây khi Jon Jones phải cắt cân để chuẩn bị UFC 232, chỗ Turinabol "đọng" kia mới được chuyển hóa và xuất hiện trên test thử.
USADA đã công bố mẫu thử của Jon Jones vào ngày 9/12 cho kết quả dương tính với khoảng 60 picogram Turinabol trên 1 mL
Nhưng với những kẻ hoài nghi, những lời giải thích đó là không đủ.
Trên trang chủ của mình, USADA đã công bố mẫu thử của Jon Jones vào ngày 9/12 cho kết quả dương tính với khoảng 60 picogram Turinabol trên 1 mL - một con số có vẻ không giống với lời biện minh "một vài" picogram của Jeff Novitzky.
Nếu bạn cho rằng con số 60 của một-phần-tỷ-tỷ-của-một-gram là nhỏ, thì nên xét một cách tương quan rằng bài test kiểm tra Turinabol đang được sử dụng tại USADA và WADA (được sáng chế vào năm 2013 nhờ bác sĩ người Nga Grigory Rodchenkov) có ngưỡng phát hiện chất cấm là từ 20 đến 80 picogram/mL dịch xét nghiệm.
... con số 60 pg/mL có vẻ không giống với lời biện minh "một vài" picogram của Jeff Novitzky
Ngoài ra, chính bản thân người sáng chế bài test, bác sĩ Rodchenkov, từng phát biểu rằng bởi Turinabol là một trong những chất cấm được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể người; khoảng thời gian hiệu quả nhất để phát hiện ra Turinabol trong mẫu nước tiểu là trong vòng 16 tiếng sau khi vận động viên sử dụng chất cấm.
Phải họa hoằn lắm thì người ta mới phát hiện được Turinabol trong khoảng thời gian 6 tuần lễ sau khi sử dụng.
Phải họa hoằn lắm thì người ta mới phát hiện được Turinabol trong khoảng thời gian 6 tuần lễ sau khi sử dụng - chứ không phải là 17 tháng sau!
Và giờ ta hãy xét lại trường hợp của Jon Jones - một người hẳn đã có từ 20 đến 80 picogram Turinabol trên 1 mL dịch xét nghiệm vào thời điểm tháng 7/2017 để dương tính với bài test, sau đó gần một năm rưỡi lại vẫn còn đến 60 picogram Turinabol / mL trong người.
Chưa nói đến việc đó là một con số khá cao, chuyện những bài xét nghiệm trước của Jon Jones cho kết quả âm tính cũng khiến người ta nghi hoặc. Nếu như chúng cứ đều đều cho thấy một lượng tồn dư nhất định, thì con số 60 picogram không tỏ ra quá đột ngột, và lời giải thích của USADA xem chừng còn nuốt trôi. Nhưng không, đang âm tính, lượng Turinabol nọ vọt thẳng lên con số 60 pg/mL!
Nếu như kết quả xét nghiệm cứ đều đều cho thấy một lượng tồn dư nhất định, thì con số 60 picogram không tỏ ra quá đột ngột, và lời giải thích của USADA xem chừng còn nuốt trôi
Giả thuyết về chuyện Turinabol "đọng" nhiễm vào mô mỡ nghe cũng khá gượng ép, nhất là với một võ sĩ có lượng mỡ cơ thể không quá dày như Jon Jones.
Phải biết là trong một chu trình cắt cân bình thường, mỡ là thứ sẽ bị các võ sĩ chăm chăm rút đi đầu tiên trong những tuần đầu của kỳ huấn luyện, trước khi chuyển sang quá trình rút nước.
Như vậy, nếu Turinabol "đọng" vào mô mỡ thật, thì khả năng người ta phát hiện ra dư lượng Turinabol rơi vào khoảng cuối tháng 10/2018 rõ ràng có lý hơn việc phát hiện chất cấm vào đầu tháng 12.
Jon Jones vẫn có được giấy phép thi đấu UFC 232 ở bang California
Nhưng mặc dù người viết thực sự rất nghi ngờ về việc Jon Jones đã sử dụng lại chất cấm, dẫu sao thì Jon Jones cũng đã được phép thi đấu tại UFC 232 California. Và cả UFC, VADA lẫn Jon Jones cũng đã hứa rằng Jon Jones sẽ nhận thêm vài bài kiểm tra nữa, nên có âm tính hay dương tính thì cũng đành hạ hồi phân giải thôi.