Vì sao luật Judo quá khó hiểu cho khán giả đại chúng?

thứ hai 17-9-2018 16:52:49 +07:00 0 bình luận
So với BJJ, Judo đang phát triển khá chậm và mất dần vị thế thống trị của một bộ môn đã có tại Olympic, một phần vì hệ thống luật đấu quá khó hiểu với khán giả đại chúng.

So với BJJ, Judo đang phát triển khá chậm và mất dần vị thế thống trị của một bộ môn đã có tại Olympic, một phần vì hệ thống luật đấu quá khó hiểu với khán giả đại chúng.

Cũng như những môn võ khác, luật Judo sở hữu một phong cách, tư duy và lối phát triển thể chất - kỹ thuật VĐV riêng biệt. Tuy nhiên, dường như những gì đang có trong luật Judo ngày nay đã ngăn cản bộ môn của họ đến gần với thế giới. Vì sao?

Vì sao luật Judo quá khó hiểu cho khán giả đại chúng?

Luật Judo quá chi tiết để phục vụ đấu trường chuyên nghiệp

Càng chuyên nghiệp càng chi tiết - điều đó đã là chân lý được hàng chục môn thể thao chứng tỏ. Giá trị danh dự và cả vật chất lớn tại những đấu trường như Olympic khiến cho VĐV luôn tìm kẽ hở trong luật để ăn gian, và tổ chức quản lý bộ môn phải luôn chỉnh sửa những lỗ hổng đó.

Một hệ thống luật phức tạp sẽ gây khó cho việc phát triển phong trào.

Luật thi đấu Judo ở Olympic một khi được xác lập sẽ tác động đến gần như toàn bộ số người tập luyện chuyên nghiệp, và chính tầng lớp này tác động ngược xuống lứa phong trào. 

Nếu như tinh thần của bộ môn quyết định luật đấu thì luật đấu sẽ quyết định thành quả của bộ môn.

Rõ ràng một bộ môn không thể thi hai luật khác nhau chỉ vì lý do "đẳng cấp" khác nhau. Vậy nên thanh thiếu niên tập luyện Judo phong trào vẫn phải cố gắng hiểu những điều luật vốn được đặt ra để chống VĐV Olympic lách luật.

Vì sao luật Judo quá khó hiểu cho khán giả đại chúng? - Ảnh 4.

Judo - chuyên nghiệp liệu có phải lúc nào cũng đúng?

Luật Judo có quá nhiều "diễn biến phụ" xảy ra trong khi chấm điểm Judo

Sự chi tiết về luật dẫn đến sự đa dạng trong tình huống chấm điểm khi thi đấu Judo.

Lấy các đòn vật làm ví dụ. Các đòn vật được chấm điểm dựa trên uy lực, độ chuẩn xác kỹ thuật, tốc độ và kết quả cú vật (đối thủ có chạm lưng xuống sàn hay không).

Nếu như lấy đủ được 4 yếu tố đó, bạn sẽ có trọn điểm (ippon). Thiếu một yếu tố bạn sẽ nhận nửa số điểm (warazi) và thiếu thêm một điều nữa, bạn sẽ nhận điểm một phần tư (yuko).

Vì sao luật Judo quá khó hiểu cho khán giả đại chúng? - Ảnh 6.

Với cách chia điểm như trên, trọng tài thiếu kinh nghiệm rất dễ chấm sai điểm.

Các điểm số này lại sở hữu một luật riêng. Ippon sẽ chấm dứt trận đấu, warazi cho phép trận đấu tiếp tục và 2 warazi sẽ được tính bằng 1 ippon và cũng kết thúc trận.

Cùng một quy luật đó, bạn nghĩ 4 điểm yuko sẽ được tính thắng trận đúng không? Không hề nhé! Theo luật Judo, yuko được tính như điểm lẻ và không có quyền cộng dồn thành warazi hay ippon như quy luật "2 warazi = 1 ippon".

Tương tự như vậy, các kỹ thuật khóa siết, tì đè cũng bị chia thành 3 loại điểm như trên, những với những yêu cầu khác nhau.

Nếu là một khán giả đại chúng không thi đấu Judo, rất có thể bạn sẽ quên mấy điều trên chỉ trong vài ngày kể từ khi đọc bài viết này!


Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội