Khẩu hiệu No Excuse, Just Produce và giá trị tinh thần to lớn của Drew League

thứ tư 2-8-2017 16:18:57 +07:00 0 bình luận
Chuyện xảy ra vào năm 1984, khi giám đốc Drew League Dino Smiley trầm ngâm suy nghĩ về một khẩu hiệu có thể đại diện cho phương châm hoạt động của cả giải đấu.

Chuyện xảy ra vào năm 1984, khi giám đốc Drew League Dino Smiley trầm ngâm suy nghĩ về một khẩu hiệu có thể đại diện cho phương châm hoạt động của cả giải đấu. 

Những sàn thi đấu bóng lộn với khán đài đầy ắp người xem, hoặc bầu không khí nóng rực với mọi chi tiết hào nhoáng hiện ra dưới ánh sáng của vô vàn bóng đèn hay ánh chớp phát ra từ hàng trăm chiếc máy ảnh, đó là tất cả những điều mà giải bóng rổ NBA đã làm được.

Khi đóng vai trò điều hành Drew League năm 1984, Dino Smiley biết rằng giải đấu của ông không có được những thứ đẹp đẽ đáng mơ ước kể trên.

Một vài người gợi ý cho Smiley về các khẩu hiệu bắt chước NBA kiểu như: "Drew League, một giải đấu không tưởng" hay “Drew League, nơi hội tụ tuyệt vời”. Thế nhưng, vị giám đốc sợ rằng các khán giả sẽ cảm thấy thiếu tôn trọng giải đấu vì những khẩu hiệu phóng đại như vậy.


Khẩu hiệu No Excuse, Just Produce đã trở thành câu cửa miệng xuất hiện ở nhiều nơi.

Chia sẻ về thời điểm sáng tạo ra khẩu hiệu No Excuse Just Produce, Smiley hồi tưởng: “Ở thời gian bắt đầu của giải đấu Drew League, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một số khẩu hiệu nhưng chưa quyết định chính thức.

Và rồi chúng tôi nhận được rất nhiều phàn nàn về công tác trọng tài, phàn nàn về sàn nhà trơn trượt, phàn nàn về việc các cầu thủ chưa được nghỉ ngơi hợp lý. Tôi đã nói với những người phàn nàn rằng việc của các bạn không phải than vãn mà là thi đấu”.

Và thế là, "No Excuse, Just Produce" ( tạm dịch là “Đừng viện cớ, Cứ làm đi”) được công bố chính thức như thông điệp được gửi tới cho những ai có ý định tham gia Drew League.

Nên nhớ rằng mục đích của những người tham gia tại đây là để kết nối với cộng đồng bóng rổ Mỹ, để giữ phong độ trong khoảng thời gian NBA tạm nghỉ và tìm kiếm niềm vui chơi bóng với sự ràng buộc ít nhất có thể.

Hóa ra, No Excuse, Just Produce lại trở thành một trong những khẩu hiệu hay nhất rất được giới bóng rổ Mỹ biết tới. Nó xuất hiện trên nhiều tấm biển quảng cáo, áp phích, trên các phương tiện truyền thông. Một vài phòng tập thể thao cũng sử dụng cụm từ này dù chẳng phải ai cũng biết xuất xứ của nó.

Hãng Nike bắt đầu tài trợ cho Drew League vào năm 2013. Những cầu thủ nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp khi tham gia đều nhận được giày, tất và túi, cũng như đồng phục của Nike. Nếu một đội tiến vào vòng Play-off, các cầu thủ sẽ có thêm một đôi giày nữa.

Lúc đầu, mặc quần áo có biểu tượng hay khẩu hiệu của Nike là nguyên tắc bắt buộc. Tuy nhiên, khi các cầu thủ chịu trách nhiệm cá nhân với những hợp đồng giày khác như Under Armour hay Adidas, họ được cung cấp đủ giày để có thể tham gia Drew League mà không bị bắt buộc phải mang đồ Nike.

Ở ngoài sân, Nike phải mềm mỏng hơn và họ đã lập một quầy hàng riêng phía bên ngoài hành lang nơi diễn ra Drew League. Ở đây, người hâm mộ ở mọi lứa tuổi có thể thiết kế áo mặc cho riêng mình, tự chọn biểu tượng cho phần mặt trước và tay áo.

Theo Josh Clouden - người đã làm việc tại gian hàng trong suốt mùa hè, một mình anh đã bán được cả thảy 40 chiếc áo phông trong 6 tiếng diễn ra sự kiện hôm thứ Bảy, ngày 22/ 7.

Đa số người mua đều lựa chọn những chiếc áo có logo của Drew League kèm theo khẩu hiệu No Excuse, Just Produce. Khẩu hiệu này luôn khiến các khán giả cảm thấy thích thú.

Phía Nike cũng không hề cho thấy phản ứng phật lòng khi ý nghĩa của khẩu hiệu Drew league có sự phù hợp tự nhiên với thần chú nổi tiếng "Just Do It" của chính hãng này.

Clouden, mặc chiếc áo của Drew League, còn nói rằng anh đã bán áo cho các đối tượng từ em bé 3 tuổi cho tới người lớn tuổi nhất 70 tuổi: “Thật tuyệt! Khi mọi người tới đây, tôi có thể cảm nhận được ý nghĩa của sự kiện này đối với họ”.


Kết nối mọi đẳng cấp ở 1 giải đấu bình dân, đó là điều tuyệt vời của Drew League.

Drew League trở thành tập hợp của những cầu thủ đến từ mọi nơi, mọi đẳng cấp. Giám đốc Smiley khẳng định rằng có rất nhiều cầu thủ tới đây chỉ để thi đấu trong khoảng thời gian từ 10 cho đến 30 phút trong cả giải đấu: “Họ sẽ không có lí do để phải phàn nàn. Hãy tận dụng khoảnh khắc trên sân, hãy làm mọi thứ có thể”.

Do đó, khẩu hiệu này còn mang ý nghĩa thôi thúc khác nhau tùy theo từng người. Chance Comanche, cựu big men của đại học Arizona, người đã không được chọn tại kỳ Draft vừa qua, đã không tham gia vào giải đấu mùa hè (Summer League).

Anh quyết định trải qua một thời gian dài ở Drew League, gây ấn tượng với một số cú dunks để nhận được vài bài viết khen ngợi từ các tờ báo nhỏ địa phương.

Comanche cũng nói rằng anh không đổ lỗi cho việc không được lựa chọn vào NBA ở tháng 6 và chỉ nghĩ tới việc cứ làm một điều gì đó vui vẻ cho bản thân.

Đối với các cầu thủ đẳng cấp chuyên nghiệp, khẩu hiệu trở thành tối hậu thư của Smiley dành cho họ vì ông trông chờ vào thái độ thực sự chuyên nghiệp của những người tham gia, dù là ở Mỹ hay nước ngoài.

Đối với Nick Young, một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất của Drew League, trải nghiệm ở đây đừng bao giờ được đem ra so sánh với giải bóng rổ NBA.

Thay vào đó, Young coi nó như cơ hội đã khiến Golden State Warriors bổ sung anh vào đội hình thi đấu trong giai đoạn offseason. Tất nhiên, thái độ đúng mực ở mọi lúc mọi nơi của Young không bao giờ vô nghĩa.

Và rõ ràng, Young trân trọng điều đó khi anh rủ thêm cả một cựu đồng đội tại Los Angeles Lakers và một người bạn ở Houston Rockets tới tham dự trận đấu Playoff ở Drew League.

Đôi khi, nhiều siêu sao nổi tiếng nhất cũng từng đặt chân tới giải đấu. Mục đích của mỗi người mỗi khác nhưng hầu hết họ tạo ra kết nối tinh thần rất lớn giữa những cầu thủ tham gia, khán giả và ban tổ chức.

Một vài cầu thủ từng chơi ở các trường đại học lớn, trong khi một số khác còn chưa đủ tuổi để chơi ở cấp độ NCAA. Không phân biệt về người chơi hay nền tảng trình độ, Drew League tạo ra một sân khấu để giao lưu kỹ năng của tất cả mọi người. Cũng bởi thế, nó mang lại sức hút cùng giá trị tinh thần to lớn cho những người tham gia và theo dõi.

Nhiều người hâm mộ Drew League còn giải nghĩa No Excuse, Just Produce là Không biện giải, Cứ tổ chức đi. Thực tế, khi một giải đấu mang nhiều ý nghĩa giá trị được lên kế hoạch, nó không cần phải được biện giải quá nhiều về tính hợp lý trong cơ cấu, một ai đó hãy cứ bắt đầu thực hiện đi.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội