Rio 2016 và những câu chuyện vượt qua nghịch cảnh

thứ năm 11-8-2016 20:01:18 +07:00 0 bình luận
Olympic không chỉ là dịp để NHM thưởng thức những màn thi đấu đỉnh cao, mà còn là nơi mang lại những câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và sự vượt khó.

Olympic không chỉ là dịp để người hâm mộ trên toàn thế giới thưởng thức những màn thi đấu đỉnh cao, mà còn là nơi mang lại những câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và sự vượt khó.

1. Simone Biles (19 tuổi, Mỹ)


Simone Biles.

Không thể phủ nhận rằng, Simone Biles là ngôi sao sáng tại Rio 2016, bất chấp những sự nghi ngờ về khả năng của cô trước khi đến Brazil. Tuy nhiên, con đường đến với ngày vinh quang của cô bé 19 tuổi là một chuỗi ngày đầy gian khó. 

Khi mới 5 tuổi, Biles cùng với người em Adria đã phải chuyển tới cô nhi viện trong bối cảnh mẹ của cô đang phải vật lộn với chứng nghiện rượu và ma túy. Sau khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện, ông Ron và bà Nelie, ông bà ngoại của Biles, đã đưa hai chị em về nuôi.

Simone Biles thường gọi ông, bà của mình với cái tên trìu mến: Bố và mẹ, bởi chính hai người đã phát hiện ra tài năng của Biles và tạo điều kiện hết mức để cô vươn tới ước mơ trở thành VĐV thể dục dụng cụ vĩ đại nhất thế giới. 

2. Zahra Nemati (31 tuổi, Iran)


Zahra Nemati.

Zahra Nemati từng là một VĐV Taekwondo có tiếng của Iran. Thế nhưng, một tai nạn nghiêm trọng năm 2003 đã khiến cho cô bị liệt nửa người, chấm dứt ước mơ được thi đấu tại Olympic với tư cách một võ sỹ.

"Tàn nhưng không phế", Nemati đã tập luyện môn bắn cung và xuất sắc giành được 2 chiếc HCV tại Olympic và Paralympic 2012, qua đó trở thành VĐV Iran đầu tiên giành được HCV ở cả 2 đấu trường Olympic và Paralympic trong lịch sử.

Tại Rio 2016, Zahra Nemati đã được chọn là người cầm cờ cho đoàn thể thao Iran trong buổi lễ khai mạc - một nhiệm vụ tưởng như chỉ dành cho nam giới.

3. Chris Mears (23 tuổi, Vương quốc Anh)


Chris Mears.

Cùng với Jack Laugher, Chris Mear trở thành VĐV đầu tiên của Vương quốc Anh giành HCV ở môn nhảy cầu trong lịch sử Olympic. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, 7 năm trước, Chris Mears được bác sỹ chuẩn đoán chỉ còn 5% cơ hội sống sót sau khi mắc phải virus Epstein Barr.

Năm 2009 là một thời điểm vô cùng khó khăn với Chris Mears khi chỉ trong một thàng nằm viện, chàng trai 16 tuổi đã bị cắt bỏ mất 1 bên lá lách và 5 đơn vị máu. Tuy nhiên, chỉ đúng 1 năm sau, Mears đã có sự trở lại đầy ấn tượng khi kết thúc Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung 2010 với vị trí thứ 4 chung cuộc.

4. Lopez Lomong (31 tuổi, Mỹ)


Lopez Lomong.

VĐV người Mỹ gốc Nam Sudan là một trong số hàng ngàn trẻ em tị nạn trong cuộc chiến đẫm máu của quê hương. 

Năm 6 tuổi, ông Lomong bị bắt cóc trong ngày Lễ Thánh Công Giáo, và mọi người trong gia đình nghĩ rằng ông đã chết sau khi không thể tìm kiếm được bất kỳ thông tin gì ở thời điểm đó. Tuy nhiên, đến năm 2003, ông và gia đình đã được đoàn tụ.

Sau khi xin lánh nạn tại Mỹ vào năm 2007, ông Lopez Lomong đã chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ 3 năm sau đó.

5. Jillion Potter (30 tuổi, Mỹ)


Jillion Potter.

Ngôi sao môn bóng bầu dục 7 người đã phải trải qua muôn vàn khó khăn để có thể đặt chân tới Rio, Brazil.

Năm 2010, VĐV 30 tuổi này đã bị gãy cổ trong trận đấu giữa Mỹ và Canada. Bất chấp nguy cơ phải nghỉ thi đấu vĩnh viễn, Potter đã quay trở lại với bóng bầu dục 7 người chỉ 1 năm sau đó.

Bệnh tật vẫn chưa buông tha Potter khi cô bị phát hiện có một khối u trong miệng vào năm 2013, sau đó là những dấu hiệu của căn bệnh ung thư, khiến cô phải trải qua không ít lần hóa trị và xạ trị khác nhau. Đến năm 2014, Jill Potter trở lại thi đấu đỉnh cao trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. 

"Kẻ sống sót vĩ đại", đó là biệt danh mà NHM bóng bầu dục 7 người dành tặng cho Jill Potter.

6. Houry Gebeshian (27 tuổi, Armenia)


Houry Gebeshian.

VĐV người Armenia gốc Mỹ Houry Gebeshian hiện đang khoác áo đội tuyển TDDC Armenia tại Rio 2016.

"Tôi bắt đầu công việc vào lúc 7 giờ sáng, tranh thủ nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng và đến thẳng phòng tập gym", Gebeshian nói trên đài BBC. "Bên cạnh việc thi đấu, tôi còn làm thêm công việc đỡ đẻ vào buổi tối và những ngày cuối tuần. Chủ nhật tôi làm trọn vẹn 24 tiếng, thứ Tư là 16 tiếng". 

7. Rafaela Silva (24 tuổi, Brazil)


Rafaela Silva.

Là VĐV giành chiếc HCV đầu tiên cho đoàn Brazil tại Rio 2016, Rafaela Silva đang trở thành tấm gương nghị lực cho người dân tại Rio de Janeiro. 

Từ khi còn nhỏ, Rafaela đã phải đối mặt với nghèo đói, sự bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Và chính Judo đã giúp cô tránh xa được cuộc sống tệ nạn với ma túy và các băng đảng xã hội đen.

'Để có thể tránh xa cuộc sống tệ nạn như Silva từng làm là một điều vô cùng khó khăn. Cô ấy thực sự đã phải chiến đấu để thoát ra khỏi môi trường đó", bà Julianna Barbassa, tác giả cuốn sách Thành phố của Chúa (City of God) cho biết trên BBC.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội