Vinh quang Olympic và chuyện cơm áo gạo tiền của các VĐV

chủ nhật 8-8-2021 13:10:23 +07:00 0 bình luận
Các VĐV dự Olympic được ví như những ngôi sao. Nhưng họ có được chi trả xứng đáng với thành tích của mình để ít nhất cũng lo được chuyện cơm áo gạo tiền?

Olympic là một sự kiện thể thao nơi các VĐV hàng đầu thế giới tụ hội và tranh tài, kéo theo cơ hội nhận được doanh thu khổng lồ.

Kênh truyền hình NBC News đã chi tới 7,7 tỷ USD để giành quyền phát sóng các môn thể thao Olympic tới năm 2032. Và số tiền quảng cáo mà họ đã thu được tại Olympic Tokyos hiện đã là 1,25 tỷ USD.

Còn theo ước tính của mạng âm thanh Associated Press, Ủy ban Olympic Quốc tế đã thu về từ 3-4 tỷ USD tiền bản quyền truyền hình dù cho Olympic Tokyo bị hoãn lại 1 năm.

Do đó, một thành viên trong ban quản trị của NBC tin rằng, Olympic Tokyo chính là kỳ thế vận hội sinh lãi nhất từ trước đến giờ.

Olympic là một thương hiệu thể thao toàn cầu với lợi nhuận khổng lồ

Thế vận hội năm nay quy tụ 11 000 VĐV tham gia các môn thể thao Olympic và 4 000 VĐV Paralympics. Đoàn thể thao Mỹ có 600 VĐV, hầu hết trong số họ đều không có cuộc sống dư giả.

Khi bạn theo dõi Olympic trên TV hay thông qua Internet, bạn sẽ bắt gặp những quảng cáo của Simone Biles tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Hiển nhiên ngôi sao thể dục dụng cụ của Mỹ đã được chi trả xứng đáng, những khoản tiền lớn từ những hợp đồng bom tấn.

Thế nhưng, Simone Biles chỉ là ngoại lệ trong số ít các VĐV. Theo một cuộc điều tra từ 48 quốc gia, hơn một nửa các VĐV đều có thu nhập không ổn định. Và ở thời buổi đại dịch, vấn đề tài chính lại càng trở nên khó khăn hơn với nhiều VĐV, khi các sự kiện thể thao lớn có nguy cơ bị hủy.

Rất nhiều VĐV tham gia Olympic đều gặp khó khăn khi vừa trang trải cuộc sống, vừa phải khổ luyện để thi đấu

Giáo sư của trường Nghệ thuật Tisch của Đại học New York, Lee Igel cho biết: "Simone Biles hay Michael Phelps đã trở thành những người truyền cảm hứng với những thành tích đáng mơ ước trong sự nghiệp của mình. Nhưng vẫn có rất nhiều con người phi thường khác, những người phải làm những công việc bình thường để trang trải cuộc sống, song vẫn khổ luyện để trở thành những VĐV hàng đầu."

Có những VĐV Olympic coi thể thao là niềm đam mê vô tận trong cuộc sống của mình, dẫu cho họ phải nhận những khoản tiền ít ỏi từ môn thể thao mà mình gắn bó. Kể từ năm 1970, thể thao Mỹ nói riêng và quốc tế nói chung đã đầu tu nhiều hơn cho các giải đấu phong trào, đồng thời các nhà tài trợ cũng sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho các VĐV. Khi gánh nặng tài chính được cởi bỏ, các VĐV chuyên nghiệp có thể tập trung để phát triển sự nghiệp của mình để có thể tranh tài tại những sự kiện lớn như Olympics.

Tuy nhiên, không phải VĐV nào cũng được hưởng những đặc quyền. Để có thể đến với Olympic, nhiều VĐV đã phải từ bỏ công việc để đầu tư cho việc luyện tập và đi khắp nơi để tham dự các giải đấu lớn. Một khi họ trở thành những VĐV hàng đầu, họ sẽ một khoản thù lao hay tiền thưởng, nhưng trong nhiều trường hợp, số tiền này vẫn chưa đủ để họ để họ kiếm ăn và bù đắp lại chi phí mà họ đã đầu tư vào sự nghiệp của mình.

Những thương hiệu lớn sẽ không dễ dàng đưa ra những bản hợp đồng béo bở cho những môn thể thao ít được chú ý đến như Judo, Bắn cung, và càng không mạo hiểm với những VĐV không đạt thành tích tốt tại Olympic.

Những điều luật của Olympic cũng ngăn cản nguồn thu của các VĐV

Một vài rào cản xung quanh các hợp đồng hay nhà tài trợ cũng ngăn cản cho các VĐV từ các giải đấu ít tên tuổi muốn vươn ra biển lớn. Theo điều luật 40 của IOC được thông qua vào năm 1991, chỉ có những tài trợ Olympic hoặc các đối tác đã đầu tư một khoản tiền nhất định mới có quyền tham gia vào các hoạt động marketing cho các môn thể thao hay các VĐV trong kỳ Thế vận hội.

Điều luật này đã phần nào được nới lỏng trong năm nay, nhưng vẫn có những hạn chế gây khó dễ cho việc những VĐV tham dự Olympic được nhận được hợp đồng hay tài trợ từ những thương thiệu không được coi là đối tác của Olympic.

Sanya Richards-Ross, người giành chiến thắng ở nội dung 400m nữ và 4x400m đồng đội nữ tại Olympic London 2012 đã phải lên tiếng về quyền của các VĐV: "Thật không công bằng cho các VĐV, những người không được chi trả xứng đáng khi họ đã khổ luyện để có mặt ở một giải đấu tầm cỡ quốc tế chỉ được tổ chức 4 năm lần."

Các VĐV thi đấu tại Olympic không phải là những VĐV nghiệp dư, họ phải toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp của mình. Ai có thể làm toàn thời gian cho một công việc mà họ không được trả công?".

Sau cùng, Sanya đã chỉ ra điều quan trọng nhất cho mỗi VĐV: IOC có thể nhận được khoản tiền khổng lồ từ Olympic, nhưng các VĐV lại không nhận được một khoản tiền thưởng nào của IOC khí giành HCV.

Sanya Richards-Ross là người đi dầu cho phong trào yêu cầu quyền lợi cho các VĐV

Thành công tại Olympic đồng nghĩa với một công việc ổn định và một cuộc sống sung túc?

Mỗi kỳ Olympic bắt đầu, chúng ta lại có vô số những câu chuyện xung quanh các VĐV phải chịu cảnh nghèo đói. Không phải VĐV nào cũng có thể kiếm sống nhờ thể thao, kể cả những VĐV tài năng và triển vọng nhất.

John Nubani, một người đại diện cho các VĐV chia sẻ: "Có những người phải làm việc sống chết để có thể trụ lại môn thể thao mà họ đam mê."

Nhiều VĐV tin rằng Olympic sẽ là cánh cửa để thay đổi cuộc đời

Rất nhiều VĐV không có cuộc sống dư giả và chi phí luyện tập cho một số môn thể thao lại vô cùng đắt đỏ. Có những VĐV vẫn phải đi làm để vừa kiếm tiền, vừa hỗ trợ chi phí cho môn thể thao mà mình theo đuổi. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn tin rằng các VĐV nhận được nhiều hỗ trợ về tài chính.

Nhiều quốc gia đã thành lập các ban ngành để gây quỹ cho chiến dịch Olympic, nhưng ở Mỹ thì không. Thay vào đó, Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ (USOPC), một tổ chức tư nhân được thành lập năm 1978 sẽ tự vận động các nhà tài trợ và bản quyền truyền hình. Mỗi môn thể thao sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi một bộ phận của chính phủ Mỹ.

Nhìn chung, các VĐV của Mỹ vẫn còn điều kiện kinh tế tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đó cũng là lý do mà Mỹ giành rất nhiều HCV ở mỗi kỳ thế vận hội.

Tuy nhiên, những VĐV đại diện cho một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh tài ở những giải đấu quốc tế chưa chắc đã nhận được những phần thưởng xứng đáng. Rất nhiều VĐV vì rào cản kinh tế đã phải từ bỏ sự nghiệp của mình.

USOPC cũng đang lên kế hoạch cho một chương trình hỗ trợ các VĐV, đơn cử như trợ cấp cho những VĐV cấp quốc gia hay những người có thành tích tốt nhất. Các bộ phận của chính phủ vẫn thường cung cấp các khoản tiền thưởng cho các VĐV hàng đầu, nhưng con số này vẫn là rất hạn chế (thậm chí có thể bị cắt giảm).

Theo tờ USA Today, các VĐV hàng đầu của môn điền kinh sẽ được khoảng 1000 USD mỗi tháng, trong khi những VĐV cử tạ sẽ nhận từ 750 - 4000 USD.

Còn với những VĐV đô vật, sẽ có 3 mức thưởng dành cho các VĐV ở 3 thứ hạng: 1000 USD cho một VĐV hàng đầu, 600 USD cho những VĐV hạng 2 và 300 USD cho VĐV hạng 3, 

"Hầu hết các VĐV môn vật cố gắng được chọn vào đội tuyển Olympic đều khá nghèo. Họ phải đánh đổi giữa kiếm tiền và sự nghiệp, dù có được tham dự Olympic hay không." - Steve Fraser - một người phụ trách trao học bổng của Đô Vật Mỹ cho biết.

Bản thân Fraser cũng hiểu rõ điều này. Ông từng giành HCV ở Olympic 1984, vừa phải làm công việc của một phó cảnh sát trưởng tại Michigan khi còn là một VĐV đô vật: "Tôi luyện tập trước 6 giờ sáng trước khi đi làm rồi lại quay trở lại luyện tập sau khi kết thúc ngày làm việc. Thật may mắn là tôi có một công việc để hỗ trợ."

Kể cả khi giành HCV Olympic, khoản tiền thưởng mà các VĐV nhận được vẫn chưa đủ để đổi đời. USOPC trao thưởng 37.500 USD cho mỗi HCV, 22.500 USD cho mỗi HCB và 15.000 USD cho HCĐ ở mỗi kỳ Olympic và trong năm nay, lần đầu tiên các VĐV Paralympics nhận thưởng nếu giành được huy chương.

Các khoản thưởng khác sẽ phụ thuộc vào chính phủ Mỹ, như đô vật sẽ thưởng nóng 250.000 USD cho mỗi HCV, hay điền kinh sẽ trao thưởng 25.000 USD cho mỗi HCV.

Huy chương tại Olympic thường không đem lại giá trị nhiều về mặt kinh tế cho các VĐV

Chính những nhà tổ chức Olympic và các bộ phận của chính phủ cũng tiết lộ rằng họ đang gặp khó khăn về tài chính trong thời điểm dịch bệnh hoành hành.

Lợi bất cập hại từ điều luật tài trợ cho Olympic

Christina Clemons đã nhận được một tấm vé đến với Olympic Tokyo sau khi về đích thứ 3 ở vòng loại 100m rào nữ khi đeo một chiếc vòng tai của Dorito. Sau đó, Dorito đã thông báo Clemons chính là đối tác mới nhất của mình, và nữ VĐV này cũng gửi lời cảm ơn tới nhà tài trợ của mình.

Tuy nhiên, Dorito lại là công ty con của PepsiCO, trong khi nhà tài trợ chính thức của Olympic 2021 lại là Coca Cola. Điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ không được đề cập đến nhà tài trợ Dorito trong thời gian thi đấu tại Olympic dù đang là đại diện cho nhãn hàng này.

Theo điều luật 40 của IOC, tên tuổi, bản quyền hình ảnh và màn thể hiện của các VĐV sẽ chỉ được sử dụng một cách giới hạn trong thời gian Olympic vẫn đang diễn ra.

Điều luật này được thông qua nhằm mục đích duy trì sự thuần khiết của các bộ môn thể thao, ngăn cản thế vận hội bị thương mại hóa. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ quyền lợi các đối tác của Olympic trước những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này lại ngăn cản các VĐV tìm kiếm các nguồn tài trợ.

Ở Tokyo, điều luật này đã được nới lỏng, các VĐV Mỹ có thể đăng tải 7 thông điệp cảm ơn tới nhà tài trợ riêng của họ và nhà tài trợ có thể đăng tải hình ảnh chúc mừng 1 lần.

Thế nhưng, ngôn ngữ sử dụng cũng bị giới hạn. Có khá nhiều từ ngữ quan trọng bị cấm sử dụng như "Tokyo 2020" hay tên các đội tuyển như "Team USA".

Sự thay đổi của điều luật 40 sẽ giúp các VĐV ít được biết đến có cơ hội tìm kiếm nhiều nhà tài trợ hơn. Tuy nhiên, các nhà tài trợ lớn lại không muốn mạo hiểm với những VĐV ít người biết, các công ty và VĐV cũng e ngại sẽ vô tình phá luật, gây tác động tiêu cực cho cả 2 bên. Thế nên, Richard-Ross tin rằng ban tổ chức có thể nói lỏng điều luật hơn nữa:

"Điều luật này quá khó để các VĐV có được thu nhập tốt. Tôi đã nhận được rất nhiều email gửi đến tôi bảo rằng: "Cô phải biết tự hào vì đại diện nước Mỹ. Nếu khát tiền đến như vậy, cô hãy quay lại Jamaica đi thì hơn."

Tham dự Olympic không chỉ đơn thuần là một vinh dự. Tôi tin rằng bạn vừa có thể tự hào khi đại diện cho quốc gia của bạn, vừa có thể được nhận những khoản thưởng tiền mặt nếu có được thành tích tốt."

Chính phủ Mỹ cũng đang tiến hành một chiến dịch marketing cho phép các VĐV kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, việc các VĐV được hưởng lợi nhiều đến mức nào vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Hiện tại, các VĐV tham gia vào chiến dịch marketing này sẽ được nhận 1.250 USD/năm. Đây là một khoản tiền thưởng kha khá, nhưng vẫn thể giúp các VĐV có thể nuôi sống bản thân mình. Do đó, Brandt Feldman, một chuyên viên của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã phải lên tiếng cần phải có những ý tưởng tốt hơn để cải thiện thu nhập của các  VĐV.

Thể thao là ngành công nghiệp hàng nghìn tỷ USD, nhưng các VĐV đã được đối xử xứng đáng?

Mỹ bước vào Olympic với lợi thế lớn từ sự phát triển của môi trường thể thao chuyên nghiệp ngay từ các trường đại học. Các VĐV được nhận học bổng từ các trường đại học, có điều kiện luyện tập và mới đây, một số thay đổi về các điều luật sẽ cho phép họ vừa có thể nhận học bổng, vừa nhận được tài trợ từ các nhãn hàng khi tham dự các giải đấu như Olympic.

Tuy nhiên, Olympic chỉ là sự kiện diễn ra 4 năm 1 lần. Các VĐV phải luyện tập hàng ngày, nhưng cơ hội tỏa sáng chỉ đến với họ vài lần, hay thậm chí là chỉ một lần trong đời. 

Hầu hết các VĐV chưa nhận được phần thưởng xứng đáng với đóng góp của mình

Khi được hỏi về những giải pháp để cải thiện đời sống kinh tế của các VĐV, các chuyên gia đều có những đề xuất mang tính tổng quát:

Brant Feldman cho rằng các VĐV cần có người đại diện để cải thiện tình hình, hoặc xa hơn là thành lập một tổ chức để các VĐV có thể tìm kiếm hợp đồng và quảng cáo: "Sẽ thật tuyệt vời nếu có một tổ chức như công đoàn cho các VĐV, những người sẽ thay mặt cho các VĐV đàm phán và sắp xếp với nhà tài trợ."

Nubani, người đại diện của nhiều VĐV điền kinh nhấn mạnh sự cần thiết của việc trao thưởng cho nhưng VĐV đạt huy chương để gia tăng sức cạnh tranh giữa các VĐV.

Koller gợi ý về việc đầu tư vào các môn thể thao có thể sẽ trở thành trọng điểm, đồng thời tạo ra một hệ thống chi trả cân bằng hơn. Ví dụ như các VĐV thi đấu ở một bộ môn cần được hưởng mức đãi ngộ tương đồng.

Olympic năm nay hoàn toàn khác biệt so với những kỳ thế vận hội khác trong quá khứ, đặc biệt là về khía cạnh kinh tế. Những chi phí khổng lồ biến  Olympic Tokyo đang trở thành TVH tốn kém nhất từ trước tới nay, các nhà tài trợ cũng không thể mạo hiểm trong bối cảnh giải đấu được tổ chức mà không có khán giả.

Tuy nhiên, các VĐV vẫn luôn là những ngôi sao quan trọng nhất của mỗi kỳ thế vận hội. Liệu họ có được chi trả xứng đáng với những đóng góp của mình ở một sự kiện thể thao tầm cỡ?

Thành Hưng
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội