Lương trần: Khái niệm mới tại châu Âu

chủ nhật 27-3-2016 22:18:07 +07:00 0 bình luận
Trong khi trần lương không xa lạ gì ở Mỹ và đã được nhiều giải áp dụng, trong đó có giải bóng đá nhà nghề (MLS), khái niệm này vẫn còn mới mẻ ở châu Âu và cụ thể là trong bóng đá.

Về cơ bản, trần lương là một thỏa thuận hay quy định nhằm giới hạn số tiền mà một đội bóng có thể chi vào lương cầu thủ. Giới hạn này áp dụng ở mỗi cầu thủ hay ở đội bóng, hoặc cả hai. Cho đến nay, một số giải thể thao đã thực hiện trần lương và xem đây như là giải pháp nhằm giữ mức chi phí ở mức thấp và đảm bảo sự bình đẳng giữa các đội bóng. Vì thế, những đội bóng giàu có không thể dùng tiền để giành lấy ưu thế cho riêng mình bằng cách đưa về nhiều cầu thủ, VĐV hàng đầu so với đối thủ của họ. Ngược lại, trần lương cũng là vấn đề lớn trong các cuộc đàm phán giữa ban tổ chức giải và hiệp hội cầu thủ, thậm chí dẫn đến những bất đồng.

Hiện nay, trần lương đã được nhiều giải thể thao hàng đầu trên thế giới áp dụng, đặc biệt ở Bắc Mỹ. Ngoài MLS như đã nói ở trên, giải hockey (NHL), bóng đá Mỹ (NFL), bóng chày (MLB), bóng rổ (NBA)… đều có những quy định khác nhau về trần lương. Tương tự như vậy là ở Australia và New Zealand, với các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ.

Còn tại châu Âu, hai giải rugby union là Aviva Premiership và rugby league là Super League của Anh cũng áp dụng trần lương. Tại Pháp là Top 14 của rugby union hay giải hockey Kontinental Hockey League tại Nga.

Riêng với bóng đá, trần lương chưa được áp dụng ở bất cứ giải nào tại châu Âu. Nếu có, đấy là những quy định về Luật tài chính công bằng (FFP) mà UEFA đặt ra nhằm giới hạn chi phí của các CLB theo tỉ lệ doanh thu. Tuy vậy, quy định này vẫn chưa tạo ra sự bình đẳng giữa các cầu thủ và giữa các CLB nếu như giữa các CLB có sự chênh lệch về thu nhập.

Mặc dù thế, để giải thích tại sao dù nhóm G14 trước đây có đưa ra đề xuất trần lương chiếm đến 70% doanh thu của đội bóng, bắt đầu từ mùa giải 2005/06, nhưng không thành, có 3 vấn đề lớn có thể thấy ngay. Thứ nhất là bóng đá diễn ra trên một diện rộng ở châu Âu và hệ thống tính thuế ở các quốc gia là khác nhau. Thứ hai là trần lương giữa các giải là không thể thống nhất do sự khác biệt về thu nhập, ảnh hưởng và thật khó để một nước áp dụng, còn nước khác thì không. Thứ ba là châu Âu sử dụng nhiều loại tiền tệ và lương cầu thủ thường được trả theo tiền tệ địa phương. Mặc dù phần lớn các quốc gia đều sử dụng đồng euro nhưng Anh, giải đấu giàu nhất thế giới, lại trả theo bảng và tỉ giá giữa euro - bảng Anh hay các loại tiền tệ khác - bảng Anh luôn có sự chênh lệch. Để so sánh, phần lớn các CLB thể thao tại Canada đều trả lương cho cầu thủ, VĐV bằng USD. Vì thế, nếu cố buộc các CLB của Anh thanh toán bằng euro để tạo ra một trần lương chung, vấn đề này có thể tạo ra căng thẳng về mặt chính trị.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội