Thuở “khi ta còn bé” của sao điền kinh Việt Nam

thứ tư 1-6-2022 11:07:51 +07:00 0 bình luận
Dường như sinh ra để dành cho điền kinh, những VĐV dưới đây đã trải qua một tuổi thơ không hề bình lặng, trước khi gặt hái nhiều thành tích tại các giải đấu lớn cho thể thao Việt Nam.

Thể thao Việt Nam vừa trải qua một kỳ SEA Games 31 rất thành công, giành 205 HCV để 3 kỳ liên tiếp nhất toàn đoàn. Đóng góp vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam là kỳ tích đoạt tới 22 tấm HCV của môn điền kinh.

Đa số các HCV điền kinh SEA Games 31 được đóng góp bởi các nữ VĐV. Trải qua những năm tháng vất vả đến với điền kinh, họ đã thành danh ở bộ môn mà mình đã chọn. Mong rằng sẽ có nhiều cô bé, cậu bé được gây cảm hứng để sau này cũng trở thành những tài năng điền kinh của Việt Nam.

Sinh ngày 15/8/1995 tại Bắc Giang, Nguyễn Thị Oanh đã là cái tên quen thuộc trong làng điền kinh Việt Nam, được nhiều VĐV phong trào ngưỡng mộ. Mới ngày nào, giờ cô gái bé nhỏ với biệt danh “ốc tiêu”, “Ỉn Oanh” giờ đã là một tuyển thủ quốc gia dày dạn kinh nghiệm.

Nguyễn Thị Oanh khởi nghiệp không thuận lợi khi từng suýt bị trả về nhà vì thân hình quá bé nhỏ (nặng chưa tới 40kg và cao chưa tới 1m50). Oanh cũng từng trải qua giai đoạn mất ngủ kinh niên và đặc biệt là bị căn bệnh viêm cầu thận suýt lấy đi cả sự nghiệp điền kinh.
Nhưng vượt lên tất cả, Nguyễn Thị Oanh hiện là một trong những VĐV thành công nhất trong lịch sử điền kinh Việt Nam. Cô đã giành 8 HCV SEA Games, 1 HCĐ ASIAD, lập kỷ lục quốc, phá kỷ lục SEA Games... Tạii SEA Games 31, Oanh giành 3 HCV, phá kỷ lục Đại hội nội dung chạy 3000m chướng ngại vật nữ. Oanh được bình chọn là một trong 4 VĐV xuất sắc nhất SEA Games 31. Sắp tới, cô sẽ được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bùi Thị Thu Thảo (sinh năm 1992) tại Ba Vì (Hà Nội). Cô theo nghiệp điền kinh với sở trường là nhảy xa đã 15 năm nay. Thảo từng đoạt HCV Á vận hội 2018 ở Indonesia với cú nhảy lịch sử 6.55m, trở thành VĐV điền kinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử giành HCV Á vận hội.
Ở đấu trường SEA Games, tên tuổi Bùi Thị Thu Thảo còn nổi tiếng hơn. Cô từng giành HCV SEA Games 2017 ở Malaysia với cú nhảy 6m68, trở thành kỷ lục quốc gia tồn tại đến tận bây giờ.
Tại SEA Games 31, trở lại sân chơi chuyên nghiệp sau thời gian dài nghỉ sinh con (vắng mặt cả SEA Games 2019 ở Philippines), Thảo "bò vàng" đã giành tấm HCB nhảy xa nữ với thành tích 6.38m. Cô quyết tâm sẽ trở lại mạnh mẽ ở SEA Games 32 trên đất Campuchia năm 2023.
Quách Thị Lan (phải) là cô em thân thiết của Bùi Thị Thu Thảo khi cả hai thưởng ở chung phòng lúc tập trung đội tuyển quốc gia ở Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 1 Nhổn (Hà Nội).
Quách Thị Lan sinh năm 1995 tại Thanh Hóa, là người dân tộc Mường. Sau hơn 10 năm theo đuổi điền kinh, Lan hiện đã gặt hái một số thành công đáng chú ý. Cô được công nhận tấm HCV chạy 400m rào ASIAĐ 2018 dù về nhì, do sau đó đối thủ về đầu dính doping. Lan là đại diện duy nhất của điền kinh Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 ở Nhật Bản.
Sau 5 kỳ SEA Games, Lan cũng đã có được tấm HCV cá nhân đầu tiên ở nội dung 400m rào SEA Games 31 trên sân nhà vừa qua. Cùng với tấm HCV 4x400m tiếp sức nữ, Lan lọt vào danh sách các cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba sau SEA Games 31.
Khuất Phương Anh sinh năm 1997 tại thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), hiện là thành viên đội tuyển quốc gia với cự ly sở trường 800m và 1500m. Sau hơn 10 năm theo đuổi điền kinh, Phương Anh có một mục tiêu lớn tại SEA Games 31 trên sân nhà.
Sau khi giành tấm HCB chạy 1500m nữ (về sau Nguyễn Thị Oanh) ở SEA Games 31 vừa qua, Phương Anh có một mục tiêu lớn hơn ở đường chạy sở trường 800m, nội dung mà cô từng thua đồng đội Đinh Thị Bích ở SEA Games 2019.
Cuối cùng, với nỗ lực cao, Khuất Phương Anh đã giành tấm HCV chạy 800m nữ SEA Games 31, tấm HCV Đại hội Thể thao Đông Nam Á đầu tiên trong sự nghiệp của mình.
Phạm Thị Hồng Lệ (trái) sinh năm 1998 tại Bình Định, từng là một bé tròn tròn, mũm mĩm trước khi đến với nội dung sở trường là chạy marathon, 10.000m hay 5.000m.
Hồng Lệ (phải) từng 3 lần dự SEA Games và giành tấm HCĐ 10.000m năm 2017 ở Malaysia. Đến SEA Games 30 năm 2019 ở Philippines, cô gái 42kg này đã đổi màu HCB nội dung 10.000m và giành tấm HCĐ marathon nữ đầy nước mắt.
Tới SEA Games 31, Hồng Lệ được xếp thi 10.000m, nội dung cô đang giữ kỷ lục quốc gia, bỏ qua nội dung marathon (Phạm Thị Huệ, HCV 10.000m nữ SEA Games 30, thay thế). Và cuối cùng, cô gái bé nhỏ này cũng đã có tấm HCV SEA Games đầu tiên trong sự nghiệp khi chiến thắng ở đường chạy 10.000m nữ SEA Games 31 trên sân Mỹ Đình.
Tú Hân
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội