Australian Open 2016: Các cây vợt học tiếng Anh như thế nào?

thứ ba 19-1-2016 10:16:24 +07:00 0 bình luận
3 trong 4 giải Grand Slam trong năm diễn ra ở những nước nói tiếng Anh và vì thế, các cây vợt không thể không biết tiếng Anh.

Khi cây vợt Chung Hyeon leo dần trên bảng xếp hạng ATP trong năm 2015 (thứ 51), cây vợt người Hàn Quốc cũng phải đối mặt với một thách thức ở bên ngoài sân quần: những cuộc gọi điện thoại liên tục trong ngày với một người bạn tại Mỹ và bằng tiếng Anh.

Tay vợt Chung Hyeon.

Trong thời buổi quần vợt đã trở thành một môn thể thao toàn cầu, điều này cũng có nghĩa nó sẽ trở thành môn thể thao nói tiếng Anh. Dù sao thì 3 trong 4 giải Grand Slam diễn ra ở những nước nói tiếng Anh và các cây vợt, không kể họ đến từ đâu, đều phải có nhiệm vụ trả lời truyền thông bằng tiếng Anh.

Với Chung, dù chỉ gặp đương kim vô địch Australian Open là Novak Djokovic ở vòng 1, cây vợt 19 tuổi này cũng phải luyện tiếng Anh mỗi ngày với người bạn của mình từ bên Mỹ. Tất cả đều liên quan đến các cuộc phỏng vấn và về quần vợt.

Tuy nhiên, Chung không phải là người duy nhất hiểu rằng anh cần học tiếng Anh. Những ngôi sao lớn trong làng quần vợt thế giới, từ Maria Sharapova tới Rafael Nadal, cũng từng trải qua một quá trình như vậy. Trong số này, Sharapova có lợi thế rất lớn vì cô chuyển tới Florida từ năm lên 6 và sống ở Mỹ một thời gian dài trước lúc trở thành cây vợt chuyên nghiệp.

Maria Sharapova.

Ngược lại, tiếng Anh sẽ là một thách thức không nhỏ cho mọi cây vợt, dù họ ở lứa tuổi nào, theo như Ben Crandell, người đại diện cho Chung, thừa nhận. “Tất cả các cuộc phỏng vấn sau mỗi trận đấu đều bằng tiếng Anh, vì thế, anh phải học cách xử lý các tình huống,” Crandell nói. “Để tỏ ra thân thiện hơn, tiếng Anh của anh phải tốt.”

Trong khi chuyện này là quá đơn giản cho Sharapova như đã nói ở trên hay Roger Federer vì anh lớn lên ở Thụy Sĩ và mẹ anh là người Nam Phi, học tiếng Anh với Nadal  còn khó hơn là anh cầm vợt. Giọng nặng và dù thi đấu chuyên nghiệp trong nhiều năm, cây vợt người Tây Ban Nha nhiều khi vẫn phải quay sang quản lí của mình để nhờ giải thích hộ câu hỏi. Nói ngắn gọn, Nadal lớn lên cùng với quần vợt chứ không phải cùng với tiếng Anh như Sharapova và Federer.

Rafael Nadal.

Dĩ nhiên, không phải tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện bằng tiếng Anh. Phần lớn các cây vợt đều có phóng viên của nước họ đi theo tại các sự kiện lớn. Điều này giải thích tại sao Nadal luôn nói tiếng Tây Ban Nha sau nghĩa vụ bắt buộc với tiếng Anh, còn Federer nói tiếng Pháp và rồi chuyển sang tiếng Đức-Thụy Sĩ.

Mặc dù vậy, nhiệm vụ của mọi cây vợt là vẫn cứ phải học tiếng Anh, không chỉ để thực hiện các cuộc phỏng vấn mà còn giao lưu, kết bạn với nhau. Theo Katie Spellman, quản lý của Petra Kvitova thì giúp cây vợt người Czech nâng cao khả năng nói tiếng Anh là một trong những nhiệm vụ của cô khi hai bên hợp tác với nhau vào đầu năm 2012.

“Tôi khuyến khích cô ấy đọc nhiều sách bằng tiếng Anh,” Spellman tiết lộ. “Chúng tôi chọn một số cuốn kinh điển dành cho trẻ em, trong đó có The Wind in the Willows The Secret Garden, và cô ấy sẽ mang theo sách khi tham dự các giải lớn.”

Trong khi đó, cây vợt số 2 thế giới Simona Halep thì đọc Harry Potter sau khi cô nổi lên từ năm 2013. Belinda Bencic, một tài năng trẻ người Thụy Sĩ, tiết lộ, xem các chương trình và phim nói tiếng Anh giúp cô cải thiện ngôn ngữ của mình. A favorite? Titanic.

Còn cây vợt số 3 người Tây Ban Nha là Garbine Muguruza cho biết, cô cũng chỉ đọc sách tiếng Anh. “Tôi nghĩ tiếng Anh là rất quan trọng bởi vì khi bạn nói chuyện với mọi người, bạn phải có một vốn từ phong phú. Điều này sẽ tốt cho cả bạn và người nghe,” Muguruza nói.

Tay vợt Garbine Muguruza.

Quan trọng không kém, biết tiếng Anh sẽ giúp các cây vợt cảm thấy bớt áp lực và bối rối khi họ phải đối mặt với truyền thông. Thậm chí, nếu tiếng Anh làm họ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, họ sẽ chỉ tập trung vào các trận đấu mà không cần lo nghĩ điều tồi tệ nhất sắp xảy ra trong cuộc phỏng vấn.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội