Hướng đến Wimbledon 2017: Khi sân cỏ đánh đố cả huyền thoại

thứ sáu 30-6-2017 15:15:49 +07:00 0 bình luận
Trong mùa giải, giai đoạn chuyển giao từ sân đất nện sang sân cỏ được đánh giá là thử thách khắc nghiệt nhất với bất kỳ tay vợt nào, kể cả đó là huyền thoại.

Trong mùa giải, giai đoạn chuyển giao từ sân đất nện sang sân cỏ được đánh giá là thử thách khắc nghiệt nhất với bất kỳ tay vợt nào, kể cả đó là huyền thoại.

Khi kỷ nguyên Mở (Open Era) của quần vợt thế giới bắt đầu (tính từ Roland Garros 1968), huyền thoại Rod Laver là người đầu tiên chinh phục cả Roland Garros và Wimbledon trong cùng một năm 1969.

Tới 9 năm sau, “dị nhân” Bjorn Borg khiến làng banh nỉ thán phục khi 3 năm liên tiếp từ 1978 đến 1980 giành cú đúp Grand Slam trên mặt sân đất nện và sân cỏ trong cùng một năm.


Huyền thoại Bjorn Borg (trái) là người duy nhất trong kỷ nguyên Mở vô địch Roland Garros và Wimbledon cùng 1 năm tới 3 lần liên tiếp

Và mất tới 3 thập kỷ sau, năm 2008, Rafael Nadal mới tái lập được thành tích ấy của bậc tiền bối. Rồi cũng 2 năm liên tiếp sau đó vào 2009 và 2010, Roger Federer và lại là Nadal lặp lại kỳ tích mà người ta vẫn coi là khó khăn nhất trong lịch sử quần vợt thế giới.

Mùa 2017 các tay vợt có tới 3 tuần chuyển giao từ mùa đất nện sang mùa sân cỏ. Nhưng trước kia, khoảng thời gian ấy chỉ là 2 tuần để thích nghi với những điều kiện thi đấu trái ngược hoàn toàn, từ mặt sân, tốc độ bóng cho tới cách di chuyển.


Sau thời Bjorn Borg chỉ có Federer và Nadal ẵm cả Roland Garros và Wimbledon cùng một năm

Người ta đã đo lại tốc độ cú giao bóng của Federer trên sân đất nện chuẩn mực nhất tại Paris là 200 km/h, thì khi chạm mặt sân sẽ còn khoảng 112 km/h. Nhưng vẫn cú giao bóng ấy, trên mặt sân cỏ, tốc độ còn lại là tới 140 km/h. Hay Nadal tung ra cú thuận tay tốc độ 150 km/h, ở đất nện sẽ còn khoảng 84 km/h, nhưng ở sân cỏ là 105km/h.

Nghĩa là sự hao hụt về tốc độ trên mặt sân đất nện lên tới 44%, chỉ còn 56% tốc độ ban đầu. Nhưng trên sân cỏ, con số hao hụt chỉ là 30% và còn tới 70% tốc độ ban đầu.

Đó là chưa kể tới việc bóng nảy ở sân đất nện chậm hơn và cao hơn để tay vợt có nhiều thời gian căn chỉnh cú đánh. Còn ở sân cỏ bóng nảy nhanh hơn và thấp hơn, thậm chí hướng đi cũng khó đoán do chạm mặt cỏ và mặt sân khó lường.


Tốc độ bóng còn lại sau khi chạm các loại mặt sân

Sự thay đổi mặt sân từ đầu thế kỷ này, với những hạt giống cỏ bền hơn để đối phó với những bước di chuyển liên tục của các tay vợt trong 2 tuần thi đấu, cũng là một nguyên nhân khiến cho lối chơi cổ điển “serve & volley” không còn đất dụng võ.

Bây giờ một tay vợt toàn diện, vừa “serve & volley” hay nhưng cũng là một “baseliner” giỏi mới có thể hòa nhịp với việc chuyển giao từ mặt sân đất nện sang sân cỏ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Còn nhớ, ngay cả “Vua đất nện” Rafael Nadal dù thống trị Roland Garros nhưng cũng phải mất vài năm mới có thể tìm ra bí kíp để chinh phục sân cỏ.

Năm 2006 và 2007, Nadal 2 lần đi tới chung kết nhưng đều thua tâm phục khẩu phục Federer. Nhưng sau 2 thất bại ấy, Nadal đã tìm cách hóa giải “Vua sân cỏ” vào năm 2008, khi tận dụng từng quả bóng nảy chậm hơn trên mặt cỏ đã cứng hơn vì bộ rễ sinh sôi trong suốt 2 tuần thi đấu.


Nadal đánh bại Federer tại chung kết Wimbledon 2008 trong trận đấu kinh điển

Đó vẫn được coi là một trong những trận chung kết Grand Slam kinh điển của những kinh điển trong lịch sử quần vợt thế giới, bởi ở đó không chỉ là cuộc chiến về thể lực, tâm lý mà còn là sự cân não của 2 trong số những huyền thoại quần vợt.

Và tất nhiên, những yếu tố kể trên chưa đủ để nói về việc chinh phục cả Roland Garros và Wimbledon. Từ đất nện đến sân cỏ là một câu chuyện kỳ thú nói mãi không chán của quần vợt thế giới, nơi mà người ta có thể so đo đong đếm ai mới thực sự là tay vợt vĩ đại nhất.

Nadal đánh bại Federer 7-5, 4-6, 7-6 trong trận đấu trên mặt sân nửa đất nện nửa cỏ đặc biệt vào năm 2007

>
Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội