Liệu pháp thành công của tân vô địch Úc Mở rộng Novak Djokovic
So với đồng bọn trong Big 3 - Roger Federer và Rafael Nadal có cá tính phần nào rõ ràng, tân vô địch Úc Mở rộng (Australian Open 2020) Novak Djokovic được xem như kẻ có phần phức tạp. Điều này phần nào giải thích tại sao để tạo động lực thi đấu, tay vợt Serbia có những phương pháp khác lạ.
Lớn lên trong đạn lửa chiến tranh Belgrade và tập luyện tại một bể bơi hoang phế, Djokovic nay trở thành triệu phú đô la với thu thập từ tiền thưởng lên đến mức kỷ lục 140.228.279 đô la (hơn 3.250 tỷ đồng).
Trên hành trình đó, anh từng đối mặt với nhiều rắc rối, thậm chí hàng loạt chấn thương đã khiến siêu sao này đã tính tới việc giải nghệ, từ đau ngón chân đến khả năng chịu đựng sức nóng tại Australian Open 2009 lúc anh đang là ĐKVĐ.
Nhưng theo thời gian, Djokovic ngày càng cứng cỏi. Anh từng đủ sức gồng gánh chung kết Wimbledon 2019 dài gần 5 giờ, cũng như trải qua chung kết Australian Open 2012 - trận quyết định dài nhất lịch sử Grand Slam - kéo đến 5 giờ 53 phút. Hệ quả là giờ đây, sau chung kết Australian Open 2020, anh đã có 17 ngôi vô địch Grand Slam đơn nam, chỉ còn đứng sau Roger Federer (20) và Rafael Nadal (19).
Để đạt đến thành quả của hôm nay, Djokovic tìm nhiều cách để tạo và duy trì động lực thi đấu. Anh thường cùng gia đình thức dậy trước bình minh để ngắm mặt trời mọc, ôm nhau phát rồi ca hát, xong là tập yoga.
Người cha 2 con này còn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng và thường tự hào là "VĐV chỉ ăn rau" - nội dung của phim tài liệu The Game Changers do Netflix phát hành mà Djokovic tham gia điều hành sản xuất.
"Hy vọng tôi có thể truyền cảm hứng cho các VĐV khác để họ cũng chỉ ăn rau củ quả mà vẫn hồi phục tốt, có sức mạnh, có cơ bắp," Djokovic tâm sự sau 4 năm rưỡi chuyển sang chỉ ăn thực vật.
Ngoài ra, mỗi khi chiến thắng tại Úc Mở rộng, Djokovic đều leo lên một cây vả ở vườn Botanical của Melbourne. "Tôi có một người bạn ở đây, một cây vả gốc Brazil, tôi thích trèo lên đó và thích tới mức đây có lẽ là điều mà tôi muốn làm nhất," Djokovic thú nhận.
Tình bạn này xem ra cũng hiệu quả ghê gớm. Từ lần đầu vô địch Grand Slam tại Australian Open 2008, Djokovic bắt đầu thống trị quần vợt thế giới với mạch 43 chiến thắng ngay đầu năm 2011.
Trong giai đoạn 2011-2016, anh vô địch 11 trong tổng số 24 Grand Slam và vào chung kết 7 Grand Slam khác. Sự trỗi dậy của Djokovic đã "đóng băng" một loạt tài năng, tiêu biểu như Federer chỉ giành 1 Grand Slam trong thời gian ấy.
Nhưng sau đó, Djokovic sa sút vào cuối năm 2016 do đau khuỷu tay và nghỉ đấu từ sau Wimbledon 2017. Giai đoạn này là lúc Djokovic tìm đến đại sư Pepe Imaz và thậm chí từng xuất hiện cùng nhà tâm linh này trong một video dài 2 giờ bàn về thiền cùng những bài giảng dài nói về tâm hồn con người.
Hành động này được đánh giá là phù hợp với mô hình mà Djokovic luôn theo đuổi: Đó là tìm kiếm sự hoàn hảo. "Khi còn trẻ, tôi thường nản lòng và thiếu kiên nhẫn trước những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nhưng chúng ta phải cố gắng học hỏi. Không ai có thể trở thành tay vợt hoàn hảo và nhân cách hoàn hảo ngay lúc trẻ." - Djokovic xác nhận.