Các nước chủ nhà SEA Games đã đầu tư “khủng” và khai thác thương mại, vận động tài trợ như thế nào?

thứ tư 19-8-2020 16:00:24 +07:00 0 bình luận
Cho đến nay, những thông tin về tình hình tài trợ cho SEA Games 2021 rõ ràng chưa quá khả quan, dù phần nào còn do tác động từ COVID-19.

Có một sự thật khó phủ nhận được: Khả năng kiếm tiền của ngành thể thao Việt Nam chưa thật xuất sắc. Hậu quả là cứ mỗi khi tổ chức SEA Games, chủ nhà VN cầm chắc lỗ nặng.

Vận động tài trợ là điểm yếu của Thể thao VN.

VN làm chủ nhà SEA Games là lỗ nặng!

SEA Games 2003 thất thu lớn có thể xem như một bài học phải chấp nhận, vì đây là lần đầu tiên VN tổ chức sự kiện lớn này.

Tuy nhiên, chênh lệch quá lớn giữa khoản thu và chi tại SEA Games 22 vẫn đáng để suy nghĩ. Theo BTC cho biết, chi phí thời điểm đó ước khoảng 60-70 triệu đô la, quy đổi ra tiền VN là khoảng 4.700 tỷ đồng. 

Trong khi đó, BTC chỉ vận động được một nguồn tài trợ 70 tỷ đồng (tính cả tiền mặt và hiện vật). Nói cách khác, đóng góp ngoài ngân sách cho SEA Games chỉ chiếm 1%.

Kingsmen tài trợ cho SEA Games 28.

Đến SEA Games 2021 sắp tới, khả năng khai thác thương mại, vận động tài trợ của BTC VN lần nữa lại gây thất vọng với chỉ tiêu vỏn vẹn 25 tỷ đồng. Thậm chí nếu tính toán đủ kiểu thì con số thu về dự kiến chỉ đạt 190 tỷ đồng.

Mức này khá thấp so với số tiền ước tính phải chi để tổ chức SEA Games 31 thành công: Hơn 2.500 tỷ đồng, bao gồm gần 1.000 tỷ đồng tổ chức Đại hội và hơn 800 tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất.

Một lần nữa, đóng góp ngoài ngân sách cho SEA Games chỉ chiếm 1%.

Các chủ nhà SEA Games khác như thế nào?

Xét về chi phí tổ chức SEA Games, Vietnam 2021 dự kiến mất hơn 1.800 tỷ đồng (khoảng gần 90 triệu đô la). Đây là mức chi rất ổn, phần nào do chủ động cắt giảm nhiều thứ vì COVID-19.

Malaysia 2017 giới thiệu nhà tài trợ Vàng.

BTC SEA Games 31 rõ ràng tiết kiệm rất nhiều nếu so với tổng kinh phí 315 triệu USD của Philippines 2019, hơn 100 triệu đô la của Malaysia 2017, gần 300 triệu đô la của Singapore 2015, hơn 400 triệu đô la của Myanmar 2013, 232 triệu đô la của Indonesia 2011 hoặc 95 triệu đô la của Lào 2009...

Ngặt nỗi, không như VN, các chủ nhà SEA Games khác tuy chi nhiều, song thu lại cũng rất đáng kể. Malaysia 2017 kiếm được tới 24 triệu đô la chỉ từ riêng khoảng 300 nhà tài trợ. 

Singapore 2015 vận động được khoảng 50 triệu đô la, chưa kể các nguồn thu khác dẫn tới ước tính tổng cộng chừng 100 triệu đô la.

Philippines 2019 giới thiệu nhà tài trợ Ajinomoto.

Thậm chí có lần trao đổi với truyền thông, ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên trưởng đoàn thể thao Việt Nam từng xác nhận: “Trong tất cả các kỳ SEA Games mà tôi biết, các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia đều đạt tỷ lệ từ 30 - 35% giữa thu với chi. Trong đó, tỷ lệ được ghi nhận cao nhất là 35% đối với Malaysia vào năm 2001”.

Chẳng biết đến lúc nào tỷ lệ đóng góp ngoài ngân sách cho SEA Games của thể thao VN đạt tới tầm cỡ đó?

Du Yên
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội