SEA Games 29 là kỳ đại hội tệ nhất trong lịch sử?

thứ năm 31-8-2017 6:45:21 +07:00 0 bình luận
SEA Games 29 đã chính thức khép lại. Tuy nhiên, những nghi vấn xoay quanh sự trong sạch của Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á trong năm 2017 vẫn còn đó.

SEA Games 29 đã chính thức khép lại. Tuy nhiên, những nghi vấn xoay quanh sự trong sạch của Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á trong năm 2017 vẫn còn đó.

>>> Đoàn Thể thao Việt Nam kết thúc SEA Games 29 trong Top 3

Mới đây, người đứng đầu Hội đồng Thể thao Quốc gia Malaysia, ông Ahmad Shapawi cho biết, không có bất kỳ đoàn thể thao gửi đơn khiếu nại chính thức tới BTC SEA Games 29, đồng thời đánh giá cao đội ngũ kỹ thuật viên, những người phụ trách sự công bằng cho các trận đấu diễn ra tại đại hội.

"Nếu tôi không nhầm thì BTC SEA Games 29 chưa từng nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào từ các đoàn thể thao tham dự", ông Ahmad Shapawi khẳng định.

"Chúng tôi rất tin tưởng vào sự công bằng trong các môn thi, với sự hỗ trợ của một đội ngũ kỹ thuật viên được lập ra bởi Liên đoàn SEA Games quốc tế. Mọi cuộc chơi đều có luật lệ và BTC SEA Games 29 đã thực hiện một cách hợp lý theo những gì đã đề ra."


SEA Games 29 phải chăng đã diễn ra một cách thực sự công bằng? Ảnh: KL2017

Phát biểu của ông Ahmad Shapawi rấy lên những sự nghi ngờ và khó hiểu trong dư luận quốc tế. Bởi lẽ, không ít lần những làn sóng phản đối, thậm chí tẩy chay nổi lên trong suốt thời gian SEA Games 29 diễn ra. 

Sau khi SEA Games 29 khép lại, tờ Bangkok Post của Thái Lan còn "mỉa mai" với dòng chữ: "Đối với các VĐV, phóng viên và NHM Thái Lan, SEA Games 29 là kỳ đại hội tồi tệ nhất trong lịch sử cả về việc tổ chức lẫn quản lý."

Các quan chức của đoàn thể thao Thái Lan hay Indonesia từng trực tiếp phản đối cách chấm điểm của các trọng tài ở một số môn thi đấu. Bản thân đoàn thể thao Việt Nam từng có ít nhất một lần gửi đơn khiếu nại lên BTC SEA Games 29 để yêu cầu kiểm tra lại thành tích của VĐV Quách Công Lịch ở nội dung 400m rào nam.


Lá đơn khiếu nại có chữ ký của ông Dương Đức Thủy.

Trên các trang mạng xã hội, trào lưu tẩy chay SEA Games 29 với hashtag #ShameOnYouMalaysia (Thật xấu hổ cho Malaysia) nổi lên ngày một mạnh mẽ với những lời chỉ trích, kèm theo những video các trận đấu được cho là "có mùi" tại đại hội lần này.

Xét về mặt thành tích, SEA Games 29 đánh dấu bước ngoặt lịch sử với đoàn thể thao Malaysia khi họ lần đầu tiên cán đích ở vị trí dẫn đầu trên bảng tổng sắp huy chương kể từ năm 2001 với 145 HCV, 92 HCB và 86 HCĐ. Đáng chú ý, số HCV của Malaysia còn nhiều hơn gấp đôi so với Thái Lan (72 HCV), một cường quốc hàng đầu về thể thao tại khu vực.


Malaysia bỏ xa các đối thủ trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 29. Ảnh: NST

Trong khi đó, đoàn TTVN đứng vị trí thứ 3 chung cuộc trên Bảng tổng sắp huy chương với 58 HCV, 50 HCB và 60 HCĐ, qua đó hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Trái ngược với nước chủ nhà, SEA Games 29 mang lại nỗi thất vọng lớn với các đoàn thể thao như Philippines hay Indonesia. 

Philippines cán đích ở vị trí thứ 6 chung cuộc với 24 HCV, 33 HCB và 64 HCĐ. Đây là thành tích tệ nhất mà đoàn thể thao này giành được tại đấu trường SEA Games kể từ năm 1999. Thậm chí, thành tích còn kém xa so với chỉ tiêu 50 HCV mà Philippines đặt ra trước SEA Games 29. 


Số HCV Philippines giành được qua các kỳ SEA Games gần đây. Ảnh: Rappler.

Trong số những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại thảm hại này, truyền thông Philippines không bỏ qua các quyết định bất lợi đến từ phía các trọng tài, điển hình là thất bại tức tưởi của tay đấm Carlo Paalam trước đối thủ nước chủ nhà.

Bên cạnh đó, lịch thi đấu "oái oăm" cũng là một phần khiến cho Philippines không đạt được thành tích như mong muốn. Trường hợp VĐV Eric Clay phải thực hiện 2 bài thi chung kết 400m rào và 100m nước rút trong cùng một đêm thi là ví dụ tiêu biểu nhất. 

Đối với đoàn thể thao Indonesia, 38 HCV là thành tích kém nhất của chính họ nếu xét trong 5 kỳ SEA Games gần đây. Đáng chú ý, những môn thế mạnh như điền kinh, pencak silat hay cầu lông đều không đạt được kết quả như kỳ vọng. 


Số HCV của Indonesia qua các kỳ SEA Games gần đây. Ảnh: Rappler

Việc giành được hơn 1/3 số HCV trong một kỳ SEA Games không phải điều quá lạ lẫm với quốc gia chủ nhà. Trước đó, bản thân Indonesia cũng từng giành tới 194/448 HCV tại SEA Games 1997, chiếm khoảng 43%.

Những tranh cãi về tính công bằng trong thi đấu tại các kỳ SEA Games không phải là một vấn đề mới, nếu không muốn nói là quá cũ. Tuy nhiên, với một buổi Lễ bế mạc SEA Games 29 hoành tráng với sự huyền ảo của âm thanh và ánh sáng trên SVĐ Bukit Jalil, nước chủ nhà Malaysia đã phần nào "lấy điểm" trong mắt các quốc gia láng giềng, theo đúng mục tiêu họ đã đề ra: "Cùng nhau tỏa sáng".

Bài liên quan
  • Từ khóa
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội