Bác sỹ Việt Nam kể chuyện đề phòng đột quỵ của AFC và FIFA

thứ tư 11-4-2018 9:32:29 +07:00 0 bình luận
Hai lần tham gia công tác y tế ở cấp độ FIFA và AFC giúp bác sỹ Trương Công Dũng nhận thấy những quy định nghiêm ngặt về sức khỏe quan trọng như thế nào.

Hai lần tham gia công tác y tế ở cấp độ FIFA và AFC giúp bác sỹ Trương Công Dũng nhận thấy những quy định nghiêm ngặt về sức khỏe quan trọng như thế nào.

>>> Sốc nhiệt và những điều chưa biết trong giới cầu thủ chuyên nghiệp

>>> Trọng tài Dương Ngọc Tân qua đời, trách nhiệm thuộc về ai?

Bác sỹ Trương Công Dụng khi còn làm Tổng Thư Ký Hội Y học Thể Thao TP. Hồ Chí Minh từng có dịp được mời theo đội U20 Việt Nam tham dự VCK U20 World Cup 2017 tại Hàn Quốc. Sau đó, ông làm giám sát y tế ở Giải Futsal các CLB châu Á.


Bác sỹ Trương Công Dũng từng làm giám sát y tế ở Giải futsal CLB châu Á 2017. Ảnh: Quang Thịnh.

Sau sự ra đi của trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân, tình trạng sức khỏe, công tác kiểm tra y tế càng được quan tâm nhiều hơn để tránh rủi ro xảy ra những trường hợp tương tự, không chỉ cho trọng tài mà còn cho giới cầu thủ.

ảnh quoteNếu từng bị ngất xỉu, choáng, đau ngực, khó thở, bản thân bị cao huyết áp hoặc trong nhà có tiền sử đột quỵ tim mạch, tuổi trên 35, hãy kiểm tra tim mạch, làm Siêu âm tim, điện tim gắng sức…để loại trừ đột quỵ có thể xảy ra trong khi tập luyện.anh quote

Bác sỹ Dũng kể lại: "Làm việc với các chuyên gia của FIFA tôi mới biết có quy định bác sỹ có thể vào sân bất cứ lúc nào nếu phát hiện một cầu thủ bất tỉnh đột ngột không do va chạm, nhiều khả năng cầu thủ bị đột quỵ tim mạch, cần sơ cứu ngay lập tức".

Dễ nhận thấy trong giới cầu thủ chuyên nghiệp hay VĐV thể thao luôn có thông số bất thường về nhịp, sóng, biên độ của tim trên các chuyển đạo. Đây là chuyện hết sức bình thường theo lưu ý của FIFA vì họ thường chịu áp lực cao, tập luyện cường độ cao.

Theo bác sỹ Dũng, khái niệm trên đường được phân loại gọi là Athlete's Heart (Trái tim của VĐV). Ví dụ điển hình được đưa ra là một nửa số cầu thủ U20 Việt Nam đều có hiện tượng này, và tất nhiên các trọng tài hoặc trợ lý đều có thể thuộc dạng này.

Bác sỹ có thể vào sân không cần sự cho phép của trọng tài nếu phát hiện cầu thủ đột quỵ. Ảnh: Quang Thịnh.
Bác sỹ có thể vào sân không cần sự cho phép của trọng tài nếu phát hiện cầu thủ đột quỵ. Ảnh: Quang Thịnh.

Trở lại với trường hợp của trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân, sau khi anh gục xuống vì sốc nhiệt thì được đưa bằng xe taxi đến bệnh viên do xe cấp cứu đang trên đường cấp cứu một trọng tài khác. Việc sơ cứu đã không được diễn ra kịp thời.

ảnh quote"Không chơi thể thao trong tình trạng mệt mỏi, đói, khi đã uống bia rượu, trời quá nắng", Lời khuyên của bác sỹ.anh quote

"Trong trường hợp này, khi không có xe cấp cứu thì cũng xe không có những thiết bị như bóng và mặt nạ để cấp cứu ngưng tim ngưng thở (Cardiopulmonary Resuscitation- CPR) hay máy sốc tim tự động (AED: Automated External Defibrillator)", bác sỹ nói.

Thực tế sau đó khi tham gia công tác cho Giải futsal các CLB châu Á do AFC tổ chức, vị bác sỹ chuyên mổ dây chằng ngạc nhiên với những quy định ngặt nghèo của Liên đoàn bóng đá châu Á. Điển hình là phải có 2 xe cấp cứu thường trực.

Cán bộ y tế phải có mặt trước thời điểm diễn ra trận đấu 2 giờ. Trên xe cấp cứu luôn có những thiết bị cần thiết để sốc tim, hồi sức tim mạch. Bên cạnh đó còn có một máy sốc tim ngay trong sân. Cường độ hoạt động trong môn futsal là rất cao.

Sự ra đi của trợ lý Dương Ngọc Tân là bài học lớn cho những người đang quản lý và thi đấu bóng đá ở Việt Nam.
Sự ra đi của trợ lý Dương Ngọc Tân là bài học lớn cho những người đang quản lý và thi đấu bóng đá ở Việt Nam.

Cũng theo bác sỹ Trương Công Dũng, việc FIFA hay AFC phải có quy định ngặt nghèo như vậy là để hạn chế rủi ro đột quỵ dẫn đến tử vong ở các giải đấu quốc tế, mà thủ tục sẽ rất phức tạp, chi phí cao, lại ảnh hưởng chung đến giải đấu.

Sau sự ra đi đột ngột của trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân, Tổng thư ký Lê Hoài Anh - Trưởng ban Hội đồng trọng tài kiểm tra sức khỏe cho biết: "Sắp tới, VFF sẽ làm việc với Ban y học thể thao để hướng dẫn nội dung tập huấn cấp cứu. Yêu cầu kiểm tra sức khỏe chuyên sau với trọng tài và trợ lý trọng tài nếu cần. Và đặc biệt là chỉ kiểm tra thể lực nếu có xe cấp cứu trên sân".

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội