Đại học Tôn Đức Thắng - Sự lựa chọn của các kiện tướng thể thao
Ngô Thị Thùy Dung - cô gái đã song hành cùng tuyển quyền Taekwondo Việt Nam từ năm 2015 với tấm HCV thế giới - xem ĐH Tôn Đức Thắng như một cơ hội không thể thay thế. “Là một VĐV đang ở độ tuổi vàng thi đấu, quyết định theo học ĐH là điều rất khó chọn lựa. Mình không nghĩ có thể thực hiện cả việc học và thi đấu cùng lúc. Tuy vậy, kể từ khi theo học ĐH Tôn Đức Thắng, nhà Trường luôn tạo điều kiện cho tôi và đội tham gia thi đấu, tập huấn bằng nhiều cách: nghỉ học có phép, được hoãn thi, sắp xếp lịch học bù phù hợp để chị cập nhật lại kiến thức bị mất, cộng thêm nhiều giải thưởng tùy theo thành tích..”
Kể từ khi bước vào ĐH Tôn Đức Thắng, bản lĩnh VĐV của Ngô Thị Thùy Dung không hề bị ảnh hưởng như nỗi lo sợ ban đầu mà thậm chí cô còn cùng tuyển quyền Taekwondo Việt Nam liên tục đem về nhiều thành tích: 1HCV, 2 HCĐ Giải Vô địch Thế Giới; 1HCĐ tại Đại hội Sinh viên Thế Giới; 3 lần liên tiếp giành HCV tại Giải Vô địch Châu Á; 4HCV, 1HCB, 1HCĐ tại Giải Vô địch Đông Nam Á; 1HCV, 1HCB, 1 HCĐ tại Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc; nhiều huy chương các loại tại Giải vô định Quốc gia.
Ngô Thị Thùy Dung khẳng định hoàn toàn yên tâm về tương lai thể thao kể từ khi theo học Đại học Tôn Đức Thắng
Sau khi Tốt nghiệp chương trình cử nhân với đến 9,5 điểm bài luận văn tốt nghiệp, Ngô Thị Thùy Dung còn nhận học bổng toàn phần cho chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý thể dục thể thao – khoá đầu tiên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Ít nổi tiếng hơn các đàn anh, đàn chị của đội tuyển quyền Taekwondo Việt Nam, Trần Cao Cẩm Tiên lại là “siêu sao” trong mắt các giảng viên Khoa Khoa học thể thao với sự siêng năng, sáng tạo và thái độ học tập cực kỳ ấn tượng. Cô cũng là một trong những VĐV đã nổi tiếng cùng thế hệ vàng của quyền Taekwondo Việt Nam từ năm 2014.
Cô gái sinh năm 1996 chia sẻ: “Mình cũng có “nỗi sợ Đại học” như nhiều VĐV chuyên nghiệp khác. Tuy vậy, mọi chuyện thay đổi từ khi bước vào Đại Học Tôn Đức Thắng. Mình rất bất ngờ và cảm kích trước sự ưu tiên, hỗ trợ tối đa mà BGH nhà Trường nói chung và các giảng viên trong khoa và ngoài khoa nói riêng đã dành cho những VĐV như mình. Không chỉ yên tâm theo nghiệp thi đấu, mình còn tự tin rằng mình sẽ luôn vững bước hoạt động trong ngành thể thao sau khi giải nghệ thi đấu nhờ những kiến thức được học tại trường.”
Trần Cao Cẩm Tiên (ngoài cùng bên phải) là minh chứng rõ ràng nhất cho việc một VĐV chuyên nghiệp vẫn có thể theo đuổi con đường học vấn lâu dài
Lê Hiếu Nghĩa – chàng hotboy ít nói của làng Taekwondo Việt Nam được đánh giá “ra dáng doanh nhân” hơn từ khi theo học ĐH Tôn Đức Thắng và hiện đang vừa giảng dạy tại trường, vừa theo đuổi chương trình cao học. Trong khi đó, hotgirl Châu Tuyết Vân dù là một trong những VĐV có thành tích đáng chú ý nhất tại trường vẫn luôn khẳng định: “Không nhất thiết phải là một VĐV để theo học tại Khoa Khoa học thể thao. Bất cứ ai có đam mê thể thao đều có thể theo đuổi ngành nghề này.”
Nổi tiếng là cô gái hay đùa “sống nửa đời trên máy bay” giữa những chuyến tập huấn – thi đấu quốc tế, Châu Tuyết Vân vẫn đang hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ: sinh viên Đại học và một Kiện tướng quốc tế của bộ môn Taekwondo.
Châu Tuyết Vân khẳng định: "Việc học Đại học không làm tôi xao nhãng việc thi đấu mà thậm chí còn giúp tôi có thể yên tâm theo đuổi nghiệp VĐV hết mình, không còn lo sợ về bài toán tương lai."
Cô Phan Danh Na, Giảng viên Khoa Khoa học thể thao Đại Học Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc khi thấy các VĐV có điều kiện tốt khi theo học tại trường, bản thân tôi cũng từng là một VĐV phải chật vật xoay sở giữa việc thi đấu và học tập của mình.
Hiện Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim… đang hoàn thành luận văn Đại Học với học bổng toàn phần chờ sẵn cho chương trình cao học thì các VĐV khác trong trường đều được hưởng chế độ linh động thời gian và cho phép theo học đến 8 năm. Một số VĐV khác như Trần Cao Cẩm Tiên đang học Thạc sĩ và có thể sẽ thành giảng viên trong năm sau. Chưa bao giờ tôi chứng kiến một thế hệ thể thao Việt Nam có thể theo đuổi học vấn một cách thuận tiện như thế này. Ở nhiều nước phát triển, những tấm huy chương thể thao đến từ trường Đại Học chứ không phải môi trường bấp bênh và đầy rủi ro tương lai. ĐH Tôn Đức Thắng sẽ là một mái nhà như thế tại Việt Nam – nơi chốn mà các VĐV thể thao có thể yên tâm theo học, đảm bảo con đường lâu dài nhưng vẫn được chắp cánh thực hiện ước mơ thể thao thành tích cao.”
Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2019, ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục thực hiện Chính sách đặc biệt cho VĐV thể thao đạt thành tích cao, bao gồm:
- Tuyển thẳng VĐV tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia được bộ VHTT&DL, Liên đoàn, Hiệp hội thể thao xác nhận hoàn thành nhiệm vụ thi đấu trong năm, trao tặng học bổng 100% cho các VĐV đạt HCV cấp Đông Nam Á, SEA Games; HCV và HCB cấp châu Á và mọi huy chương cấp thế giới.-
Tuyển thẳng và cấp học bổng 100% học phí chương trình thạc sĩ quản lý thể dục thể thao cho những VĐV có thành tích như trên.
Bên cạnh điều kiện tuyển thẳng và trao học bổng 100% cho các VĐV, ĐH Tôn Đức Thắng còn khen thưởng cho các VĐV tùy theo huy chương và cấp độ giải đấu.