Vì sao "võ thể thao" vẫn giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự vệ?

thứ tư 8-5-2019 5:00:27 +07:00 0 bình luận
Nhiều người cho rằng các bộ môn "võ thể thao" như Quyền Anh, MMA... không thể rèn luyện khả năng tự vệ. Vậy sự thật như thế nào?

Thể chất - vâng, là MỌI yếu tố thể chất

Tốc độ, sức bền, độ dẻo dai, sức mạnh cơ bắp, khả năng chịu đòn, khả năng giữ thăng bằng... mọi yếu tố thuần túy về thể chất của bạn đều sẽ được cải thiện khi tập các môn võ thuật có tính chất đối kháng cao như Quyền Anh, Muay Thái, Jiujitsu, MMA. 

Nên nhớ, một khi bạn đã bị chọn làm mục tiêu (cướp, trấn lột, hành hung...), hung thủ luôn phán đoán trước rằng bạn có thể chất yếu hơn, ít nhất là về vẻ ngoại. Một gã ốm yếu khi va quẹt xe cộ có thể sinh sự hành hung nếu người kia có vẻ yếu ớt hơn, nhưng chắc chắn sẽ "tịt ngòi" nếu người kia là một gã trai cao to cơ bắp.

Vậy nên, điểm yếu thể chất luôn là vấn đề "mặc định" của các nạn nhân tự vệ.

Rèn luyện tinh thần

Khi rơi vào tình huống cần tự vệ (bị cướp, trộm, cưỡng hiếp...), nạn nhân thường rơi vào trạng thái hoảng loạn. Đây là điều cực kỳ tệ hại. Kể cả khi bạn có thể chất tốt và một số chiêu đòn hay để tự vệ, bạn cũng khó bảo vệ được bản thân trong trạng thái tâm lý đó.

Các bộ môn combat sport cho bạn môi trường để đối đầu liên tục. Vâng, là đối đầu! Ở lớp Quyền Anh bạn phải tập đấm theo các mức độ, từ tập kỹ thuật, drill với mitt, sparring với bạn tập và xỏ găng "solo" hết sức mình. Ở lớp Brazilian Jiujitsu, roll đấu tập là việc hằng ngày. Muay Thái, MMA, Kickboxing... đều như vậy.

Tâm lý hoảng loạn là thứ khiến cho mọi kỹ năng tự vệ đều vô dụng. Thậm chí, việc bạn sử dụng công cụ tự vệ như gậy, roi điện trong tình huống hoảng loạn cũng không khác gì cung cấp thêm "đồ chơi" cho hung thủ

Ở những cấp độ đầu tiên, bạn cũng sẽ gặp tình trạng y hệt như khi gặp tai nạn cần tự vệ: run rẩy, hoảng sợ và rối loạn. Tuy vậy, khi đã nắm vững kỹ thuật, các phương án kéo dãn tình huống như phòng thủ, di chuyển... và quan trọng nhất là quen với việc chịu áp lực nguy hiểm liên tục, sự hoảng sợ sẽ biến mất. Đây là điều to lớn nhất bạn cần có được khi bất ngờ bị hành hung ngoài đường hay mọi tình huống cần tự vệ khác.

Cảnh giác tình huống

Khi đã có tinh thần "cứng" hơn trước áp lực nguy hiểm, bạn sẽ làm được điều quan trọng nhất trong tự vệ: cảnh giác tình huống. Chưa nói đến việc động tay động chân, việc ý thức vấn đề là mấu chốt quan trọng trong tự vệ.

"Con đường mình đang đi có vắng quá không?", "Tại sao giữa khuya thang máy chung cư lại có người đàn ông này?", "Vì sao người này đi theo mình từ đầu hẻm vào đến tận đây?", "Xung quanh còn nhà dân để cầu cứu không?", "Gã này vừa chạy từ trong hẻm ra trước khi quẹt xe với mình, rất có thể là từ nhà chạy ra. Nếu gã muốn chủ động xô xát, mình rất dễ bị "úp" hội đồng"... những câu hỏi đó sẽ đem lại những câu trả lời có thể cứu mạng chính bạn nếu bạn vẫn còn đủ bình tĩnh.

Và sự bình tĩnh đó được trui rèn trong võ thuật thể thao đối kháng.

Có những tình huống như bị cố ý tấn công với mục đích cố sát rõ ràng, bạn gần như không thể tự vệ khi mọi chuyện đã rồi vì đối thủ chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thực hiện được mục đích. Khi đó, khả năng cảnh giác tình huống mới là thứ cứu sống bạn chứ không phải khả năng tự vệ

Kỹ thuật vượt trội

Yếu tố "thể thao" chính mấu chốt khiến cho những môn võ thuật thể thao đối kháng luôn có hệ thống kỹ thuật được cải tiến theo chiều hướng vận dụng cơ thể tối đa. Quyền Anh dạy bạn cách dùng khối lượng cơ thể để tung cú đấm với uy lực lớn nhất, Brazilian Jiujitsu thì cho bạn cách để dùng cơ thể nhỏ yếu của mình tạo nên hiểu quả tốt nhất khi giằng co hay bị đối thủ tì đè, khống chế.

Từng góc độ chuyển động cơ bắp, từng kỹ thuật di chuyển của võ thuật đối kháng đều được cải thiện theo thời gian một cách rõ rệt. Về cơ bản, lý thuyết "càng hiện đại càng hiệu quả" đúng trong trường hợp này

Tự vệ không bao giờ là một tình huống cố định

Một điều khá sai lầm rằng bạn thường thấy những lớp tự vệ kiểu "cách xử lý khi bị dao kề bên trái cổ", "cách xử lý khi bị ôm từ phía sau". Thực tế tự vệ có vô vàn tình huống và mọi thứ thay đổi rất nhanh. 5 giây trước, có thể bạn vẫn còn đang cố nhớ lại giáo án "cách xử lý khi ôm cổ" thì 5 giây sau bạn lại phải tính cách "chống trả khi đã bị vật ngã xuống đường và đang bị sút vào mặt". Thực tế chua chát là vậy, kẻ hành hung bạn thường không cho bạn nhiều thời gian.

Khi tập các môn combat sports, bạn sẽ có được hai chiêu bài quan trọng để khắc phục tình trạng này: khả năng xử lý nhanh sự thay đổi tình huống và khả năng thuần thục xử lý nhiều tình huống khác nhau trong cùng một thời gian ngắn.

Hồ Võ
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội