Cú hích kinh tế từ ngày hội trên đất Pháp

thứ sáu 24-6-2016 20:14:52 +07:00 0 bình luận
VCK EURO 2016 không chỉ là ngày hội bóng đá mùa Hè này, mà còn là thời cơ cực tốt hơn để làm giàu, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất ảm đạm.

VCK EURO 2016 không chỉ là ngày hội bóng đá mùa Hè này, mà còn là thời cơ cực tốt hơn để làm giàu, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất ảm đạm.

LĐBĐ châu Âu (UEFA) xác nhận trước thời điểm VCK EURO 2016 khởi tranh cách đây khoảng nửa năm, mức tiền thưởng cho các đội tham dự giải sẽ rơi vào khoảng 300 triệu euro, tức là tăng hơn 50% so với EURO 2012 với tổng giải thưởng 194 triệu euro.

Trong đó, có tên tại vòng bảng cũng đã giúp 24 ĐTQG, mỗi đội được thưởng 8 triệu euro và thêm 1,5 triệu euro cho mỗi một trong 16 đội vượt qua vòng bảng (chưa tính tiền thưởng cho một trận thắng hoặc hòa).

Như vậy, đội giành được chức vô địch EURO năm nay có thể bỏ túi tối đa số tiền 27 triệu euro, cao hơn con số 23 triệu euro mà Tuyển Tây Ban Nha có được trên đất Áo - Ba Lan 4 năm trước, nhưng vẫn kém hơn khoảng 5 triệu euro so với tiền thưởng dành cho chức vô địch World Cup 2014 của Tuyển Đức.

Tuy nhiên, tiền thưởng cho các đội tuyển chỉ phản ánh một phần nhỏ trong bức tranh tài chính tổng thể của cả châu Âu trong thời gian diễn ra giải bóng đá lớn nhất Lục địa già.

Đầu tiên đương nhiên phải nói đến Pháp, nước chủ nhà của EURO 2016. So với những kỳ EURO trước trong lịch sử, "phiên bản nâng cấp" với 24 ĐTQG giúp EURO 2016 trở thành giải đấu có quy mô lớn nhất, khi có số đội tham dự nhiều nhất và cũng được tổ chức tại nhiều thành phố nhất, với tổng cộng 10 thành phố.

Tạm gác sang một bên những rắc rối về vấn đề an ninh và đình công biểu tình, việc EURO kém World Cup về danh tiếng và doanh thu nhưng vẫn sẽ giúp Pháp có được cơ hội vàng để thu được những nguồn lợi lớn về thương mại, dịch vụ và du lịch.

Không chỉ là lượng người rất lớn sẽ đổ về trước, trong và cả sau thời gian diễn ra giải đấu, những loại hình dịch vụ đi kèm cũng sẽ mọc lên "như nấm sau mưa" và giúp kinh tế Pháp kiếm về số tiền lên tới khoảng 1,3 tỷ euro, theo tính toán của các chuyên gia tài chính và chủ yếu đến từ việc các CĐV chi tiêu.

24 đội bóng, 51 trận đấu và 10 thành phố, lượng vé bán ra đương nhiên sẽ tăng đột biến so với những kỳ EURO trước đó và có thể giúp Pháp thu lời khoảng 2 tỷ euro, so với con số 1,4 tỷ euro của 4 năm trước. Giá trị bản quyền truyền hình cũng đồng thời tăng lên, ước tính nhiều hơn khoảng 25% so với EURO 2012 và đạt mức xấp xỉ 1,05 tỷ euro.

Chiến dịch quảng bá của đài ITV cho EURO 2016

Nên biết, một sự kiện được tổ chức gần như song song với EURO 2016 là Copa America Centenario tại Mỹ chỉ bán được với giá 125 triệu euro, trong khi gói bản quyền các giải bóng đá châu Á trong một thập kỷ từ 2011 đến 2020 chỉ được định giá 1 tỷ bảng.

Nhưng không chỉ có mình nước Pháp được hưởng quả ngọt, các quốc gia châu Âu lân cận, mà đặc biệt là các nước có ĐTQG tham dự giải đấu này cũng theo đó mà mừng thầm.

Đơn cử như Anh, dù trong lịch sử chưa bao giờ vô địch EURO nhưng theo nghiên cứu do ngân hàng Lloyds Bank, có trụ sở tại thủ đô London công bố, nếu Tam sư chơi tốt và tiến sâu tại giải đấu này có thể giúp những doanh nghiệp và các hãng bán lẻ kiếm lời lớn cũng như tạo được cú hích lớn trên thị trường mua sắm.

Khi người Anh tổ chức EURO cách đây 20 năm, nhu cầu mua sắm của người dân nước này đã có xu hướng tăng lên, dao động trong khoảng từ 0,26 - 0,41% giữa quý II và quý III năm 1996, trùng với thời gian giải đấu đang diễn ra và mức tăng lớn nhất là khi Tuyển Anh lọt vào tới bán kết.

Hãy thử tượng tưởng, nếu năm đó Anh vượt qua Đức và có thể chạm tay vào chiếc cúp Henri Delaunay thì người Anh sẽ còn mua sắm thả phanh tới mức nào.

Năm nay, với sự xuất hiện của 3 thành viên trong Liên hiệp Anh gồm Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland và thậm chí còn cùng vượt qua vòng bảng và chắc chắn có 1 đội vào tứ kết, thì theo phân tích, các hệ thống bán lẻ sẽ được đà tăng trưởng mạnh mẽ khi hầu hết các gia đình sẽ nâng cấp TV và đồ gia dụng để phục vụ cho mùa bóng, cũng như nhu cầu tiêu thụ đồ ăn vặt, các loại đồ uống, đồ lưu niệm cũng sẽ tăng mạnh. Đó là còn chưa kể tới các quán bar, nhà hàng, cafe cũng hốt bạc khi lượng khách kéo tới gần như sẽ chật cứng.

Các quán cafe thường đông nghịt người mỗi khi các trận đấu diễn ra

Albania là một ví dụ khác về tác động tích cực từ EURO 2016. Sự có mặt lần đầu tiên tại giải đấu quốc tế lớn nhất châu lục của quốc gia này đã kéo theo hàng chục ngàn người xuống đường và các quán bar ở Thủ đô Tirana mỗi khi đội tuyển của họ ra sân.

Ba quầy bán bia - 2 là thương hiệu bia địa phương và 1 nhập khẩu từ Kosovo - đặt ở Tirana Fan Zone có khả năng chứa 20 nghìn người đều kinh doanh rất tốt, phục vụ hàng chục ngàn lượng khách mỗi ngày. Chỉ cần nhẩm tính 1 ly bia tươi có giá 1 euro, có thể doanh thu mỗi quầy lớn như thế nào.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng động lực mua sắm của người dân đến từ tác động tích cực của EURO chỉ được duy trì một trong khoảng thời gian ngắn.

Các con số thống kê chỉ ra rằng, chi tiêu của người dân và tổng thu nhập bình quân (GDP) chỉ có xu hướng tăng trong thời gian giải đấu diễn ra, nhưng sau đó lại quay đầu sau khi sự hưng phấn đi qua.

Đóng góp vào thành công của mỗi giải đấu, những nhà tài trợ luôn đóng một vai trò rất lớn dù không nhiều người quan tâm đến việc họ là ai hay họ làm gì.

Adidas, Coca Cola và Carlsberg là những nhà tài trợ truyền thống của UEFA và doanh thu của họ trong mùa EURO này cũng được dự báo sẽ rất khả quan.

Trong khi hãng bia đến từ Đan Mạch, Carlsberg hy vọng có thể kiếm được 80 triệu euro thì hãng thời trang thể thao Adidas đang nhắm tới mốc doanh thu kỷ lục 2,5 tỷ euro từ việc bán những sản phẩm như quần áp, giày dép, bóng và các phụ kiện thể thao khác, tăng 14% so với doanh thu hàng năm của họ, đồng thời là đòn bẩy giúp Adidas vượt qua Nike chiếm lấy vị trí số 1 trên thị trường kinh doanh đồ thể thao.

Doanh thu của Adidas được dự báo sẽ tăng mạnh nhờ có EURO 2016

Adidas là hãng trang phục tài trợ cho nhiều đội tuyển nhất tại EURO 2016 với 9 đội, trong khi Nike có 6 đội và Puma có 5.

Tính sơ bộ, chỉ riêng sự có mặt của nhà ĐKVĐTG Đức năm nay cũng đã giúp Adidas bán được số lượng áo đấu khổng lồ đạt mức 1,3 triệu, và dù chưa thể bằng so với năm 2014 khi Đức đăng quang trên đất Brazil nhưng thế cũng là lớn hơn nhiều so với 1 triệu áo bán được năm 2012.

Và cuối cùng, chính các cầu thủ và những CLB chủ quản mà họ đang đầu quân cũng sẽ là những người được hưởng lợi, dù có thể con số này là không nhiều.

Ví dụ như Iceland và Bắc Ireland, trước giải hầu như chẳng ai quan tâm đến họ, nhưng nếu họ càng tiến sâu thì mọi chuyện sẽ rất khác. Các cầu thủ vô danh sẽ được mọi người biết tới, giá trị của họ vì thế cũng sẽ tăng vùn vụt, và bên cạnh đó cũng sẽ là danh tiếng và túi tiền của những CLB họ đang thi đấu.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội