Bóng chuyền nam so với nữ: Vì đâu nên nỗi?
Nếu như các cầu thủ của đội tuyển bóng chuyền nam được quan tâm chỉ bằng phân nửa các đồng nghiệp nữ thôi chắc họ phải hạnh phúc lắm. Cái hạnh phúc mà những chàng trai cần cũng chỉ nhỏ nhoi thế mà bấy lâu nay cũng chưa được đáp đền.
Chẳng phải nhất bên trọng, nhất bên khinh lắm hay sao? Nhìn khán giả nô nức xếp hàng quanh sân chờ vào sân xem các nữ cầu thủ chơi bóng tại các giải quốc tế tại Việt Nam mà chua xót thay cho bóng chuyền phái mạnh.
So với nữ, bóng chuyền nam chịu thiệt thòi hơn rất nhiều
Ngay cả việc các giải quốc tế dành cho bóng chuyền nữ vượt trội so với con số ít ỏi của các nam nhân thôi mà thấy xót xa. Phải chăng khán giả ưu ái hơn cho phái đẹp? Vì họ đẹp hay vì một lý do nào khác ngoài cái đẹp của các cầu thủ nữ khiến khán giả quan tâm đến thế?
Ừ thì đẹp sẽ cuốn hút khán giả hơn nhất là đối với nam giới hâm mộ bóng chuyền tới sân để cổ vũ cho các chân dài xinh đẹp chơi bóng như biểu diễn nghệ thuật trước mắt. Đẹp thì mong manh yếu đuổi và cần được yêu chiều nhiều hơn...kể ra cũng bất công lắm thay cho các chàng trai cũng...đẹp không kém.
Bóng chuyền nữ được ưu ái hơn với ngay cả người hâm mộ
Xét trên nhiều mặt, nhất là chuyên môn, bóng chuyền nam phải được quan tâm, đầu tư hơn hay chí ít cũng ngang với bóng chuyền nữ. Bấy lâu nay họ luôn chịu lép vế, thua thiệt quá nhiều so với các đồng nghiệp chân dài.
Dù có quyết tâm cố gắng tới đâu để trình diễn những trận cầu đỉnh cao, giải nam vẫn kém hẳn giải nữ về sức hút với khán giả, truyền thông, nhà tài trợ. Có lẽ sự ưu ái đến chính từ những nhà tổ chức đã kéo theo những hệ lụy đáng buồn cho bóng chuyền nam. Những chàng trai đẹp như hoàng tử, cao ráo, chơi bóng hay nhưng lại...ít hấp dẫn với ngay nhà tổ chức.
Một trận cầu đỉnh cao của bóng chuyền nam
Mỗi năm các cấp độ đội tuyển bóng chuyền nũ QG được tham dự vài giải quốc tế, được tập huấn vài đợt, thì đội nam trung bình hai năm mới tập huấn một lần trong vài tháng trước mỗi kỳ đánh lớn.
HLV Phùng Công Hưng cho rằng “giải bóng chuyền nam đang thuộc diện hàng đầu Đông Nam Á và nếu được quan tâm, đầu tư tốt, chất lượng giải và ĐTQG sẽ không thua gì Thái Lan hay Indonesia”. Nhưng tại sao sự quan tâm của khán giả và lãnh đạo không đầu tư hay quan tâm quá ít đến họ. Vậy nên người hâm mộ bóng chuyền chân chính đang mãi ngóng chờ một tấm huy chương vàng bóng chuyền nam tại “ao làng” SEA Games lớn như vậy.
Các giải đấu của nữ trong năm là rất nhiều
Hai kỳ SEA Games gần nhất cho thấy bóng chuyền nam đang tụt dốc so với chính những đối thủ ngang tầm với chúng ta trước đây. Nhắc lại một chi tiết, có thời gian trước SEA Games 23 đội tuyển nữ U23 quốc gia dự 3 giải đấu trong khoảng 40 ngày với mật độ 4-12 ngày/giải cho thấy sự phân biệt.
Vốn dĩ các tuyển thủ nam đã thiệt thòi khi ít đc sự quan tâm và chú ý của người hâm mộ so với các đồng đội bên tuyển nữ, thì sự đầu tư của Liên đoàn cho tuyển nam là quá ít, một năm chỉ lác đác vài giải đấu và hầu như rất ít được đi tập huấn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên quam tâm và đầu tư đúng mực thì chắc chắn ngày đội tuyển bóng chuyền nam đạt được thành tích như mong đợi chắc sẽ không xa vì chúng ta có thực lực và khả năng.