Thêm sân chơi, bóng chuyền trẻ quyết tâm vươn mình sau làn sóng ngoại binh

thứ bảy 26-9-2020 16:30:16 +07:00 0 bình luận
Sau nhiều năm loay hoay với ngoại binh và nhập tịch, bóng chuyền Việt lại trở về với cái gốc vốn có của nó là đào tạo trẻ.

Chứng kiến bóng chuyền Việt Nam trong một thời gian dài phát triển với xu thế ngoại bình cùng nhập tịch mới thấy những bất cập đến từ việc “ăn xổi ở thì”. Nhiều CLB vốn có thế mạnh về kinh tế vung tay sắm một dàn ngoại binh chất lượng...thế là đội bóng liên tục có mặt trong top các đội mạnh. Chịu chơi hơn nữa là nhập tịch kết hợp ngoại binh để tăng thêm yếu tố ngoại cho đội vốn đã mạnh còn thêm mạnh.

Như vậy bóng chuyền Việt nhiều năm bị thao túng bởi các yếu tố “nước ngoài”. Lợi thế đem lại không nhỏ khi chất lượng giải VĐQG cũng được nâng tầm. Các cầu thủ được cọ xát với các VĐV trình độ cao khiến tâm lý thi đấu cùng việc học hỏi kinh nghiệm được nâng cao. Nhưng song hành với đó là việc nhiều CLB bỏ qua đào tạo trẻ.

BTL Thông tin - LienVietPostBank là cái nôi về đào tạo bóng chuyền trẻ

Vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng dàn cầu thủ nội mà còn khiến cho nền bóng chuyền nước nhà đi xuống khi vài năm chẳng đào tạo ra nổi một tài năng nào đáng kể. Những CLB vốn có truyền thống về đào tạo trẻ chỉ dựa vào những tài năng bản địa nên khó có thể cạnh tranh nổi với những đội bóng sống nhờ vào túi tiền rủng rỉnh của các ông bầu giàu có.

Chính vì những lý do nổi cộm ấy mà một thời gian dài bóng chuyền Việt đi xuống sau những cải tổ. Cho tới khi LĐBCVN quyết định tạm gác vấn đề ngoại binh và nhập tịch cầu thủ bóng chuyền, các CLB mới lục đục quay lại….để “đào tạo trẻ”.

Một trận đấu tại giải VĐ bóng chuyền trẻ toàn quốc 2020

Những cái nôi có truyền thống đào tạo trẻ như BTL Thông tin - LienVietPostBank, Biên Phòng, Thể Công, VTV Bình Điền Long An...vẫn trung thành với chiến lược đào tạo của mình. Các cầu thủ ngoại chỉ khoác áo đội bóng tại các giải đấu Cúp. Tuyệt nhiên tại giải VĐQG những đội bóng này vẫn sử dụng nội binh do mình đào tạo.

Khác với những CLB có bề dày truyền thống, một số đội mới nổi do chạy đua thành tích và muốn nhanh chóng khẳng định tên tuổi nên đã mời những VĐV chất lượng nước ngoài khoác áo. Tại nhiều giải đấu khi đội lớn thắng như chẻ tre thì các đội trẻ thua tan tác bởi vốn không tập trung với nguồn VĐV cây nhà lá vườn.

Nguyễn Thị Uyên (Thái Bình) là cái tên trẻ được đặt nhiều kỳ vọng 

Hàng năm, trong hệ thống thi đấu của bóng chuyền Việt Nam vẫn có giải trẻ dành cho các lứa U của các CLB tham dự giải VĐQG. Theo quy định mới những CLB bóng chuyền chơi tại giải VĐQG bắt buộc phải có đội trẻ tham dự giải Vô địch trẻ toàn quốc. Đây là điều kiện bắt buộc để khuyến khích công tác đào tạo trẻ, ngoài ra đây cũng là sân chơi rất tiềm năng cho việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những mầm non bóng chuyền đất nước.

Từ năm 2020 LDBCVN quyết định có thêm giải Vô địch bóng chuyền U23 quốc gia vào hệ thống thi đấu trẻ hàng năm giúp các CLB bóng chuyền trong cả nước có thêm sân chơi. Các đội có thêm cơ hội tuyển chọn, bổ sung các lứa VĐV cho đội 1. Đội tuyển bóng chuyền quốc gia có thêm cơ hội sàng lọc và tuyển chọn VĐV xuất sắc thi đấu các giải quốc tế trong năm.

Việt Bình
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội