Arsenal: Tiền nhiều nhưng không biết tiêu

chủ nhật 21-8-2016 12:48:43 +07:00 0 bình luận
Mức chi tiêu ròng của Arsenal trong 10 năm qua chỉ là 109 triệu bảng, một con số không thấm vào đâu so với mức chi tiêu khổng lồ tại Premier League.

Mức chi tiêu ròng (chênh lệch giữa tiền mua và bán cầu thủ) của Arsenal trong 10 năm qua chỉ là 109 triệu bảng, một con số không thấm vào đâu so với mức chi tiêu khổng lồ tại Premier League.

Chính xác thì Arsenal đã ném vào thị trường chuyển nhượng tổng cộng 384 triệu bảng kể từ mùa giải 2006/07, tức là trung bình mỗi năm “Pháo thủ” chi chưa đến 40 triệu bảng cho việc mua sắm cầu thủ.

Con số này kém xa các đội bóng lớn khác tại Premier League. Nên nhớ rằng ngay cả Tottenham cũng nướng đến 518 triệu bảng trên thị trường chuyển nhượng, dù khả năng tài chính của họ chưa bao giờ được đánh giá cao Arsenal.

ảnh quote2 năm trước, Giám đốc điều hành Ivan Gazidis của Arsenal từng tuyên bố, HLV Arsene Wenger luôn có sẵn 100 triệu bảng để mua sắm cầu thủ. Nhưng thực tế là chiến lược gia người Pháp hiếm khi nào tiêu hết số tiền này.

Man City thì khỏi phải nói, những đồng tiền của các ông chủ Ả Rập cho phép họ thoải mái mua sắm với tổng số tiền bỏ ra lên đến 1,1 tỷ bảng trong 10 năm qua. Ngược lại, đội chủ sân Etihad lại chỉ thu được 254 triệu bảng từ việc bán cầu thủ.

Sự chênh lệch quá lớn giữa việc mua và bán cầu thủ khiến chi tiêu ròng của Man City đạt mức kỷ lục là 826 triệu bảng, cao gần gấp 8 lần so với mức chi tiêu ròng của Arsenal.

Arsenal: Tiền nhiều, nhưng không biết tiêu thì cũng vô dụng

Trên thực tế, khoảng cách này có thể còn lớn hơn nữa nếu đội bóng của HLV Arsene Wenger không bán cầu thủ chẳng kém gì Man City.

Nếu xét trong Top 6 đội bóng hàng đầu Premier League thì Arsenal chỉ hơn đúng Man City ở khoản “bán máu” cho các đội bóng khác với số tiền thu về là 275 triệu bảng.

Đáng chú ý, 3 đội bóng có chi tiêu ròng lớn nhất trong 10 năm qua làm Man City, Man Utd và Chelsea đều đoạt danh hiệu Premier League trong khoảng thời gian này.

Ngược lại, cả Arsenal, Liverpool lẫn Tottenham đều chỉ có thể bằng lòng với một suất dự Champions League.

Nhưng vấn đề quan trọng không nằm ở việc chi tiêu nhiều hay ít mà là chi tiêu hợp lý. Ví dụ như trường hợp của Tottenham, đội bóng này suýt chút nữa đã đoạt chứ vô địch Premier League dù có mức chi tiêu ròng của họ trong 10 năm qua chỉ là 59 triệu bảng.

Thậm chí, đội bóng đánh bại Tottenham trong cuộc đua đến chức vô địch năm ngoái là Leicester cũng chỉ có mức chi tiêu ròng 35 triệu bảng.

Arsenal: Tiền nhiều, nhưng không biết tiêu thì cũng vô dụng

Tottenham thành công nhờ mua sắm hợp lý và đầu tư cho phát triển cầu thủ trẻ

Ngược lại, Arsenal từng “đốt” đến 101 triệu bảng cho việc mua sắm cầu thủ trong mùa giải 2014/15, nhưng cũng không thể chạm tay đến chức vô địch Premier League.

Vấn đề nằm ở chỗ Arsenal luôn để bản thân rơi vào thế bị động buộc phải mua thêm cầu thủ khi thị trường chuyển nhượng chuyển bị đóng cửa.

Ví như mùa giải 2011/12, ngay sau trận thua bạc nhược 2-8 trước Man Utd, HLV Arsene Wenger vội vung tiền mua Mikel Arteta, Per Mertesacker, Andre Santos và Park Chu-Young.

Điểm chung giữa các thủ này là họ đều thuộc dạng hàng “ế”, hoặc luống tuổi, hoặc không đủ sức giúp Arsenal cạnh tranh chức vô địch.

Bởi vậy mà hành động của ông Wenger giống như một biện pháp chữa cháy để đối phó với những lời chỉ trích hơn là sự đầu tư chất lượng cho tham vọng vô địch.

Arsenal: Tiền nhiều, nhưng không biết tiêu thì cũng vô dụng

Park Chu-Young và Andre Santos chỉ là những thương vụ "chữa cháy" của HLV Arsene Wenger

Mùa giải năm nay cũng vậy, Arsenal bỏ ra đến 35 triệu bảng để mua Granit Xhaka bổ sung cho một hàng tiền vệ đã quá chật chội, trong khi lại những lổ hổng ở hàng hậu vệ và hàng tiền đạo lại không được quan tâm.

Chỉ đến khi Per Mertesacker, Gabriel Paulista và Laurent Koscielny đồng loạt gặp chấn thương thì HLV Arsene Wenger mới cuống cuồng đi “chợ tàn”.

Khổ nỗi, những món hàng giá rẻ vào cuối kỳ chuyển nhượng thường không chất lượng, hoặc có mức giá cực cao.

Không nói đâu xa, Man City vừa phá kỷ lục chuyển nhượng của một hậu vệ Anh khi bỏ ra đến 47,5 triệu bảng cho John Stones. Trước đó, Man Utd cũng chi đến 30 triệu bảng cho Eric Bailly.

Trong khi đó, HLV Arsene Wenger lại không chấp nhận mức giá 30 triệu bảng mà Valencia đưa ra cho thương vụ hậu vệ Shkodran Mustafi. Tương tự là trường hợp của trung vệ Jose Gimenez và tiền đạo Alexandre Lacazette cùng được định giá 42 triệu bảng.

Arsenal: Tiền nhiều, nhưng không biết tiêu thì cũng vô dụng

Arsenal không chấp nhận chi đậm cho Mustafi hay Gimenez

Nên nhớ rằng, cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử Arsenal là Mesut Oezil cũng chỉ có giá 42,5 triệu bảng. Đó là chưa kể Sylvain Wiltord thậm chí vẫn xếp thứ 5 trong danh sách những chữ ký tốn kém nhất của Pháo thủ, dù anh chỉ được HLV Arsene Wenger mua về với giá 13 triệu bảng từ năm 2000.

Chuyện này không xảy ra tại Chelsea, Man Utd hay Man City, nơi mà cầu thủ đắt giá thứ 5 của đội bóng luôn vượt qua mức 30 triệu bảng.

Vừa chi tiêu ít, vừa chi tiêu không hợp lý nên không có gì khó hiểu khi Arsenal vẫn chưa thể vô địch Premier League kể từ sau danh hiệu cuối cùng vào mùa giải 2003/04. Năm nay cũng không phải là một ngoại lệ, nếu HLV Arsene Wenger tiếp tục thất bại trên thị trường chuyển nhượng.

5 thương vụ đắt giá nhất của 6 đội bóng hàng đầu Premier League

Arsenal

Mesut Ozil: 42,5 triệu bảng - 2013

Granit Xhaka: 35 triệu bảng - 2016

Alexis Sanchez: 31,7 triệu bảng - 2014

Danny Welbeck: 16 triệu bảng - 2014

Sylvain Wiltord: 13 triệu bảng - 2000

Chelsea

Fernando Torres: 50 triệu bảng - 2011

Michy Batshuayi: 33,2 triệu bảng - 2016

N’Golo Kante: 32 triệu bảng – 2016

Diego Costa: 32 triệu bảng - 2014

Eden Hazard: 32 triệu bảng - 2012

Liverpool

Andy Carroll: 35 triệu bảng – 2011

Sadio Mane: 34 triệu bảng – 2016

Christian Benteke: 32,5 triệu bảng – 2015

Roberto Firmino: 29 triệu bảng – 2015

Adam Lallana: 25 triệu bảng – 2014

Man Utd

Paul Pogba: 89,7 triệu bảng - 2016

Angel Di Maria: 59,7 triệu bảng – 2014

Juan Mata: 37,1 triệu bảng – 2014

Anthony Martial: 36 triệu bảng - 2015

Dimitar Berbatov: 30,75 triệu bảng – 2008

Man City

Kevin De Bruyne: 54 triệu bảng – 2015

John Stones: 47,5 triệu bảng – 2016

Raheem Sterling: 44 triệu bảng - 2015

Eliaquim Mangala: 42 triệu bảng - 2014

Leroy Sane: 37 triệu bảng - 2016

Tottenham

Erik Lamela: 30 triệu bảng – 2013

Roberto Soldado: 26 triệu bảng – 2013

Son Heung-min: 22 triệu bảng – 2015

Paulinho: 17 triệu bảng – 2013

Luka Modric: 16,5 triệu bảng - 2008

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội