MU có thể bị FIFA trừng phạt vì Cristiano Ronaldo
Theo quy định của FIFA, Cristiano Ronaldo đang ở trong thời gian hợp đồng gọi là được bảo vệ. Điều 17 của Quy chế Cầu thủ và Chuyển nhượng quy định việc một cầu thủ hoặc câu lạc bộ phá vỡ hợp đồng mà không có lý do chính đáng.
“Trong mọi trường hợp, bên chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường” và rằng “sẽ được tính toán dựa trên luật pháp quốc gia, đặc điểm của môn thể thao và các tiêu chí khách quan khác. Các tiêu chí này đặc biệt phải bao gồm thù lao và các lợi ích khác mà cầu thủ có được theo hợp đồng hiện tại hoặc hợp đồng mới, thời gian hợp đồng còn lại, tối đa là 5 năm”.
Nếu là cầu thủ đã phá vỡ thỏa thuận này, Ronaldo sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc là bị cấm thi đấu 4 tháng nếu như trong thời gian được bảo vệ cùng với khoản tiền bồi thường do hậu quả gây ra.
Theo quy định, thỏa thuận bao gồm 3 năm đầu tiên của hợp đồng khi cầu thủ ký hợp đồng dưới 28 tuổi. Thời hạn được giảm xuống chỉ còn 2 năm khi ký hợp đồng từ 28 tuổi trở lên, như trường hợp của Ronaldo.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với tiền đạo người Bồ Đào Nha, hiện đã 37 tuổi và mới hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong 2 năm của thời gian được bảo vệ? Quy định chỉ rõ “sẽ bị cấm chơi bất kỳ trận đấu chính thức nào trong 4 tháng. Trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng là 6 tháng”.
Các biện pháp trừng phạt thể thao này có hiệu lực ngay sau khi quyết định được thông báo cho cầu thủ. Tuy nhiên, việc đình chỉ không áp dụng ở các trận quốc tế nếu cầu thủ là thành viên thường xuyên của đội tuyển tham gia vào trận đấu cuối cùng một giải đấu quốc tế trong khoảng thời gian giữa trận cuối cùng và trận đầu tiên của mùa giải.
MU cũng sẽ phải chịu một hình phạt khắc nghiệt nếu quyết định phá hợp đồng với cầu thủ người Bồ Đào Nha ngay bây giờ. Ngoài việc trả tiền bồi thường hậu quả, CLB Ngoại hạng Anh còn bị cấm ký hợp đồng mới trong 2 kỳ chuyển nhượng.
Quy tắc chỉ rõ: “Ngoài nghĩa vụ bồi thường, các biện pháp trừng phạt thể thao được áp dụng đối với câu lạc bộ chấm dứt hợp đồng trong thời gian được bảo vệ. Bất kỳ câu lạc bộ nào ký hợp đồng với một cầu thủ chuyên nghiệp mà chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng thì hình phạt bao gồm việc cấm đăng ký cầu thủ mới, cả trong nước và quốc tế, trong 2 kỳ chuyển nhượng và liên tiếp”.
Chỉ có thái độ lạm dụng của cầu thủ đối với câu lạc bộ hoặc ngược lại mới có thể cho phép bên kia xem xét phá hợp đồng mà không phải bồi thường hoặc bị trừng phạt. Kịch bản này được bao gồm trong điều 14 điểm 2 của cùng một quy chế: “Bất kỳ hành vi lạm dụng nào của một bên với mục đích buộc đối tác của mình chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi các điều khoản của nó, đều tạo thành một lý do chính đáng để chấm dứt với đối tác (cầu thủ hoặc câu lạc bộ)”. Nhưng trong trường hợp này, một trong hai bên đưa ra quyết định này phải biện minh trước tòa án và FIFA.