Lãi gì bằng buôn cầu thủ! (Bài 1)

thứ ba 19-7-2016 9:43:11 +07:00 0 bình luận
Mua bán cầu thủ có thể xem như một trong những cách làm giàu nhanh nhất thời nay, không chỉ cho các đại diện, mà cả với các CLB.

Mua bán cầu thủ có thể xem như một trong những cách làm giàu nhanh nhất thời nay, không chỉ cho các CLB chuyên "xuất khẩu" cầu thủ mà cả cho những tay đại diện và những tay môi giới lắm chiêu.

Giá bán trên trời

Bằng chứng là chỉ đầu Hè 2016, không ít vụ chuyển nhượng liên quan đến các cầu thủ có giá tăng vọt chỉ qua 1 mùa. Chẳng hạn như Leicester mua N’Golo Kanté 5,6 triệu bảng năm ngoái nay bán lại cho Chelsea giá 32 triệu bảng.

Còn AZ Alkmaar mua chân sút Vincent Janssen vỏn vẹn 500.000 euro (tương đương 400.000 bảng) Hè 2015 thì nay bán cho Tottenham thu về 22 triệu euro (17,6 triệu bảng), tức lãi gấp... 44 lần. Hoặc Villarreal mua trung vệ Eric Bailly với giá 5,7 triệu euro (4,56 triệu bảng) để thu lời lớn khi nhượng lại cho Man Utd 40 triệu euro (32 triệu bảng)…

Điểm đáng chú ý của các vụ chuyển nhượng này là 2 cái chung: Giá cầu thủ tăng quá kinh chỉ sau 12 tháng và điểm đến của họ đều là Premier League của Anh.


Eric Bailly

Theo Phil Smith – tay môi giới từng đại diện cho Gianfranco Zola, Andrey Arshavin và Harry Kane, hiện tượng này phần nào là do bên mua có nhu cầu quá bức thiết nên bên bán có điều kiện tăng giá.

Ví dụ như Tottenham cần kiếm tiền đạo đáng tin cậy để dự bị cho Harry Kane nên khao khát có Vincent Janssen. Trong khi Man Utd cần xốc lại hàng thủ khan trung vệ tới mức phải điều tiền vệ trụ xuống nên Villarreal mới dám đẩy giá Eric Bailly lên cao, hoặc Chelsea thiếu hẳn “máy quét” ở mùa qua nên N’Golo Kanté mới cao giá đến thế.

Phải “đào mỏ vàng”

Kế đến, các vụ chuyển nhượng cao giá nay xuất hiện khá nhiều tại Premier League hơn các nơi khác phần nào còn vì tác động từ bản quyền truyền hình kỷ lục 8 tỷ bảng trong 3 mùa tới của người Anh.

Hậu quả là giờ đây, các CLB gần như thỏa thuận ngầm về việc phải hét giá cao hơn nếu đối tác đến từ Anh như hồi đầu tháng này, Udinese từ chối bán Piotr Zielinski cho Liverpool với giá 9,2 triệu bảng, nhưng sau đó lại đồng ý bán anh cho Napoli với cùng giá đó!


Piotr Zielinski (áo trắng)

Mamadi Fofana – đại diện cầu thủ của tiền vệ Moussa Dembele (Celtic - Scotland) giải thích: “Nếu có đề nghị bán cầu thủ đang đá ở Pháp sang Italia, CLB Pháp đương nhiên thừa biết CLB Italia không giàu nên sẵn sàng báo giá đúng. Nhưng nếu biết đối tác đến từ Premier League hoặc chỉ là Championship, CLB chủ quản hiểu ngay đây là lúc để tăng giá”.

Hiệu ứng giải lớn & bàn tay môi giới

Một yếu tố khác góp phần đẩy giá trị của cầu thủ ở kỳ chuyển nhượng Hè 2016 càng dễ tăng đột biến do ảnh hưởng của VCK EURO 2016, vì chỉ cần được ra sân thi đấu thường xuyên với ĐTQG là hồ sơ cá nhân của cầu thủ càng dễ được tô son điểm phấn thêm. 

Đấy là lý do khiến Karl-Heinz Rummenigge - Chủ tịch của Bayern Munich mừng như bắt được vàng do “Hùm xám” mua Mats Hummels và Renato Sanches từ trước ngày khai mạc EURO 2016.


Renato Sanches

Vì khi đến Bayern Munich, Sanches "chỉ" có giá 35 triệu euro (28 triệu bảng) và giờ thì tiền vệ 18 tuổi này được định giá đến 45 triệu euro (36 triệu bảng) nhờ màn trình diễn khá ấn tượng trong màu áo nhà tân VĐ châu Âu, Bồ Đào Nha.

Karl-Heinz Rummenigge cho biết: “Chúng tôi hài lòng vì quyết định mua Renato Sanches từ sớm, ngay sau tứ kết Champions League loại Benfica. Nếu đợi tới sau EURO, Bayern không thể đủ tiền để hỏi mua cậu ấy”.

Song song đó, giá cầu thủ càng dễ tăng chóng mặt còn xuất phát do tác động từ các tay đại diện lắm chiêu trò. Thường thì những đại diện của cầu thủ sẽ hưởng phí lót tay vào khoảng 10% khi thực hiện xong một giao dịch chuyển nhượng. Như thế, cũng dễ hiểu nếu những tay đại diện sẽ tìm cách cùng bên bán thổi giá cầu thủ lên cao nhằm trục lợi. 


James Rodríguez

Và trong nghề này, Jorge Mendes xứng đáng được xem như đại cao thủ khi đưa James Rodríguez đến Real Madrid với giá 80 triệu euro (64 triệu bảng) năm 2014, chỉ 12 tháng sau ngày tiền vệ trị giá 5,1 triệu euro (4 triệu bảng) của Porto được bán cho Monaco lấy 45 triệu euro (36 triệu bảng).

Tìm tài năng trẻ chưa giải quyết được vấn đề

Dự đoán được giá cầu thủ chỉ có ngày càng tăng theo thu nhập từ bản quyền truyền hình, các CLB hàng đầu không ngừng mở rộng hệ thống tuyển trạch viên chuyên săn tìm cầu thủ trẻ triển vọng để đưa về miễn phí hoặc với giá rẻ. Giải pháp này vừa tiết kiệm khối tiền chuyển nhượng, vừa giải quyết được vấn đề “sản phẩm cây nhà, lá vườn”.

Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, vì theo nhiều tuyển trạch viên, bản quyền truyền hình giúp nhiều thứ trong bóng đá Anh đội giá, nhưng thu nhập của chuyên gia săn tài năng chẳng tăng lên!

Hậu quả là hầu hết vẫn tiếp tục làm nghề này theo kiểu bán thời gian như các chuyên gia của Man Utd hiện vẫn làm tài xế xe tải hoặc HLV của trung tâm nào đó vào giờ hành chính, khiến hiệu suất công việc vẫn chưa như mong đợi.

Kết quả là dù đôi khi mạo hiểm lôi kéo cả các tài năng trẻ dưới độ tuổi quy định của FIFA, dẫn tới những án phạt khá nặng như Barcelona, Real hay Atletico đang phải đối mặt, các CLB vẫn phải chấp nhận sự thật là nguồn cung cầu thủ trẻ tài năng không đủ cầu và như thế giá quả bóng giá chuyển nhượng cầu thủ tiếp tục bị thổi phồng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.


Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội