Khủng bố nhắm vào thể thao: Khi ở đó không có súng đạn...
Nhưng vì sự tồn tại của thể thao như biểu tượng của “Bình đẳng và trong sáng” nên trở thành mục tiêu của khủng bố, cho dù thể thao mãi mãi không thể bị tận diệt.
Đó không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Khủng bố phải chọn những chỗ đông người, chúng phải nhắm vào những nơi có nhiều kẽ hở an ninh nhất. Những sân bãi, những sự kiện thể thao là nơi của hầu hết những cái đầu trong sáng, của sự hưởng thụ tinh thần đơn thuần.
Ở đó, không sự toan tính về chính trị, không ai đề phòng, không ai cầm súng. Trên mọi khía cạnh, khái niệm “cuộc chiến” cũng chỉ mang tính thể thao.
Trên tất cả, thể thao là biểu tượng của sự công bằng, của bình đẳng, của đoàn kết, của khát vọng, ý chí, nghị lực, hy vọng và chiến thắng. Khi mục đích của khủng bố là “tôn sùng biểu tượng này bằng cách phá đi biểu tượng khác” thì đó là sự lựa chọn tốt nhất.
Thay vì, theo lẽ công bằng trong cuộc trả đũa thì chúng phải nhắm vào những cơ sở chính trị - nơi mọi thứ được bảo vệ và tính toán phòng ngừa chặt chẽ, không có cơ hội tấn công cho các phần tử cực đoan.
Cũng như âm nhạc và văn hóa, thể thao đơn giản chỉ là nạn nhân được ngắm đến theo cách dễ dàng thực hiện nhất cho các tổ chức khủng bố. Chính vì thế bên lề các sự kiện thể thao khác thì EURO 2016 trên nước Pháp đang đặt trong tình trạng báo động toàn phần.
Xa hơn nữa, nước Nga cũng cần phải cảnh giác tối đa trong công tác tổ chức World Cup 2018, vì chẳng phải chính IS bây giờ đang hướng về nước Nga bằng những ánh mắt hằn học? Nạn nhân không phải là những người cầm súng và có lẽ, cũng vì trong tay không… có súng nên mới bị nhắm đến là nạn nhân.