Nền bóng đá thời “đồ đá”

thứ hai 9-11-2015 22:49:50 +07:00 0 bình luận
Kỷ nguyên bóng đá hiện đại đang chứng kiến những thoả thuận tài trợ, từ áo đấu, áo tập cho các CLB cho tới cá nhân cầu thủ có giá trị “khủng”, điều hoàn toàn xa lạ trong những năm 1960, 1970 và 1980.

Những cầu thủ được coi là ngôi sao, như Sir Bobby Charlton chẳng hạn, thậm chí phải tự bỏ tiền túi mua giày thi đấu; trong khi ĐT Anh có những nhà tài trợ nhỏ cho các chi phí di chuyển, đồng phục… nhưng không có tiền cho các cầu thủ.

Không có tính quốc tế là yếu tố khiến bóng đá thời kỳ đó không thu hút được các thương hiệu thực hiện chiến dịch marketing dù nó được nhìn nhận như “ông Vua” trong thể thao. Hình thức tài trợ phổ biến nhất của giai đoạn này là quảng cáo trên sân, và các nhà tài trợ thường là các doanh nghiệp địa phương muốn tiếp thị dịch vụ của họ tới các CĐV địa phương tới sân xem trận đấu. Và phải đến giai đoạn những năm 1970, 1980, các CLB mới “vươn” được ra ngoài sân khi có được nhà tài trợ trang phục thi đấu, sau đó đến khoảng những năm 1990, thế giới bóng đá bắt đầu ghi nhận những bản hợp đồng tài trợ cá nhân cầu thủ.

Nhắc một chút để thấy bóng đá thế giới đã thay đổi ra sao sau vài thập kỷ, và cũng từ đó có được cái nhìn về nền bóng đá Việt đang “tụt hậu” bao nhiêu năm. Nhẩm đi nhẩm lại, V.League mới có 3 CLB có áo đấu “xịn” với nhà tài trợ thương hiệu quốc tế, trong khi phần còn lại tự túc là hạnh phúc và dĩ nhiên tự bỏ tiền túi trong hoàn cảnh ví tiền không dầy thì làm gì có chuyện hàng hiệu. Becamex Bình Dương là trường hợp mới nhất vừa công bố hợp đồng tài trợ áo đấu từ một thương hiệu quốc tế, sau ĐT. LA và Hà Nội T&T. Trong khi đó V.League chật vật gọi tài trợ, và để có được thì phải chấp nhận thế “cửa dưới”.

Hợp đồng tài trợ cá nhân cầu thủ lại càng là câu chuyện xa xỉ. Bóng đá Việt chưa từng nghe về thoả thuận tài trợ cho một cầu thủ dạng ngôi sao, có gương mặt “phổ biến”. Nếu có, chỉ là những hợp đồng theo dạng thời vụ, tức khi một nhãn hiệu thực hiện chiến dịch marketing một sản phẩm mới. Như vậy thì nghĩ đến cái chuyện bản quyền hình ảnh làm gì (?!)

Tóm lại, bóng đá chuyên nghiệp của chúng ta đang ở thập niên 1960, 1970 và 1980 của bóng đá “tây”.

Đặt vấn đề này thực tế là xa xỉ và chẳng khác nào ngồi vỉa hè uống trà đá tranh luận chuyện tầm vĩ mô. Nhưng nó chỉ ra thực tại, rằng nếu một khi vẫn còn cách điều hành và những vụ lùm xùm mang tính nghiệp dư dù mang danh chuyên nghiệp, những nghi án “mua, bán, 3 đi 3 về” hay những vụ bê bối bán độ thì chẳng nhãn hiệu nào dại gì nhảy vào đứng cạnh cái hình ảnh xấu xí đấy cả. Đến Zidane chỉ một giây không giữ được bình tĩnh, húc đầu vào Materazzi ngay lập tức bị không ít các nhà tài trợ huỷ hợp đồng.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội