Xe đạp vẫn rủi ro hơn bóng đá về tổn thương não
Đơn giản bởi phần lớn trẻ em đều không có khả năng chuẩn bị đối phó với một tình huống như vậy khi nhận thức, thể lực của chúng đều còn hạn chế.
Mặc dù vậy, trong số các môn thể thao, bóng đá vẫn không phải là môn thể thao có nhiều chấn thương đầu và cổ nhất. Thống kê của Hiệp hội các bác sĩ thần kinh của Mỹ cho thấy, những tai nạn ở môn xe đạp đóng vai trò quan trọng ở 86.000 trong 447.000 chấn thương trong thể thao có liên quan đến đầu. Để so sánh, bóng đá có 47.000 chấn thương và bóng chày là 38.394 trường hợp.
Còn nếu tính chấn thương đầu ở trẻ em dưới 14 tuổi, xe đạp đã gây ra 40.272 chấn thương, nghĩa là gần gấp đôi so với bóng đá (21.878).
Sau cùng thì chấn thương là một phần của thể thao và không có cách nào chấm dứt được chuyện đó, dù VĐV có tập luyện như thế nào. Lấy ví dụ như môn bóng bầu dục, ngay cả khi tất cả đều biết rõ đặc điểm nổi bật ở môn thể thao này là những va chạm tập thể, những cú húc đầu, húc vai, không phải cầu thủ nào cũng sử dụng mũ bảo hiểm. Đây là lý do giải thích tại sao nhiều cầu thủ ở môn bóng bầu dục thường bị mắc chứng động kinh nhẹ do bị chấn động ở đầu quá nhiều. Dĩ nhiên, việc bóng bầu dục có tỷ lệ tổn thương não cao ngoài đặc điểm của môn thể thao này là va chạm nhiều, nó cũng được giải thích một phần bởi văn hóa đại trượng phu. Nghĩa là cầu thủ luôn thích chứng tỏ sự mạnh mẽ của họ bằng cách không đội mũ bảo hiểm, dù luật cho phép, và sẵn sàng thi đấu bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ nếu như anh có một hoặc nhiều chấn động ở đầu.
Trong khi đó, ở bóng đá, dù biết đánh đầu là nguy hiểm, luật cũng không cấm cầu thủ chơi đầu, nếu không muốn nói chơi đầu là một giải pháp cần thiết để cầu thủ tận dụng ưu thế trước đối phương trong ghi bàn, phá bóng hay chuyền bóng. Và điều quan trọng là FIFA cho đến giờ không có quy định nào bắt buộc cầu thủ phải sử dụng mũ bảo hiểm như trong bóng bầu dục, xe đạp. Nghĩa là đánh đầu trong bóng đá vẫn có một giới hạn an toàn.