Nước trong và người tốt
Thích là bởi có vẻ như câu này đang đúng với thực tế. Song, nếu ngẫm nghĩ thì sẽ thấy đây là cái nhìn tiêu cực về hiện thực cuộc sống. Người ta nói “Đục nước béo cò”, cụ Tam Nguyên Yên Đổ xưa viết “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo…tựa gối ôm cần lâu chẳng được…”. Đó là một thực tế.
Nhưng làm sao mà “người tốt quá thì không ai chơi?”. Chỉ có một xã hội bị cái xấu làm méo mó, cái tốt trở nên “hiếm có khó tìm” thì người tốt mới có nguy cơ bị tẩy chay. Người tốt hay bị tổn thương và đôi khi họ chấp nhận “không ai chơi” để bảo vệ mình không bị cái xấu đồng hóa.
Tôi cứ nghĩ câu nói này lại khá đúng với câu chuyện bóng đá nước nhà. V.League ngày 20/02 tới khởi tranh, các đội bóng đã chuẩn bị lực lượng hòm hòm chuẩn bị chờ bóng lăn. Thế nhưng trong thâm tâm, không phải ai cũng muốn làm “đội bóng tốt”. Bởi lẽ, khi gắn với chữ “tốt” ấy, chính đội bóng có nguy cơ bị đánh hội đồng, bị quây, bị tẩy chay...
Năm ngoái, HA.GL là đội bóng trẻ. Họ có hay không? Có hay. Họ có tốt không? Có tốt. Ấy thế nhưng suýt nữa thì đội bóng với nhiều tài năng trẻ này phải xuống hạng khi gặp cơn “cuồng phong” ở V.League. Bi kịch ở chỗ, khi nguy kịch thì họ được nhiều “bạn tốt… cứu” nên trụ hạng thành công.
Bóng đá Việt nhiều phen có những cái tốt muốn tạo dựng lá cờ đầu. Chẳng hạn, vài năm trước khi bầu Kiên mới đứng lên “phất cờ”, ông bầu này cũng đã hiệu triệu một lời kêu gọi các đội bóng cam kết không bắt tay với tiêu cực, thế nhưng bất thành.
Cũng như trong cuộc sống, chúng ta vẫn cứ phải “ăn cá urê, ăn dau dầu nhớt, uống chè phân lân” nhưng tại sao không phải cửa hàng rau sạch nào cũng tồn tại? Hoặc để có chữ “sạch” thì người tiêu dùng phải tốn thêm khá nhiều tiền.
“Người tốt quá thì không ai chơi”. Đó là một nỗi đau của xã hội khi để tồn tại thì phải tự làm xấu mình đi. Nhiều người không chấp nhận điều ấy và lẳng lặng rời chỗ mà họ cho rằng nó là “nước đục”. Không khó nhận ra trào lưu các ông bầu rầm rộ đầu tư vào bóng đá một thời đã lẳng lặng lui vào sau rèm. Cả những người hiện tại còn gắn với bóng đá như bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng… cũng dường như không coi bóng đá là địa hạt mà họ cần phải xuất hiện nhiều. Đó là những người không khuấy cho “cái ao” V.League đục lên để hưởng lợi nhưng bản thân họ cũng không làm cho V.League thật trong.
Mới rồi là câu chuyện một số đội quyết định bán cổ phần cho CĐV, đội bóng thuộc sở hữu của chính NHM, đó là một mơ ước nhưng để có được điều đó thì đội bóng phải được chơi ở “nước trong”, mỗi cầu thủ, HLV phải là một “cộng đồng người người tốt”.
Thì mới không sợ “nước trong quá”!