“Lỗi ở... VFF, VPF”
Theo ông Thắng, vấn đề tiền bạc là tối quan trọng với bất kỳ giải đấu nào. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có điều kiện giống nhau.
“Đưa ra con số trên trời như thế làm sao những đội bóng hoạt động bằng ngân sách có thể đáp ứng được. Cà Mau lên hạng vì đó là tinh thần thể thao. Họ muốn và máu lên hạng nhưng cơ chế không giống ai của BĐVN khiến họ phải rơi vào tình cảnh ngặt nghèo. Đừng đổ lỗi cho lãnh đạo không quan tâm. Tôi nói thẳng, lãnh đạo nào, dù ở địa phương giàu hay nghèo, đều đam mê thể thao, nhất là bóng đá. Vấn đề là bóng đá đem lại cho họ và người dân điều gì? Thử hỏi, thứ bóng đá… trên bàn thì ai mà quan tâm. Đá hết mình, đá sống chết với tinh thần, sự tận hiến thì sẽ kéo người dân đến xem. Dân đến xem nhiều thì lúc đó lãnh đạo mới quan tâm hơn chứ. Cái đó, VFF, VPF nên lưu tâm”, ông Thắng nói.
Là một tân binh ở giải hạng Nhất vừa qua, sống 100% nhờ ngân sách Nhà nước, Bình Phước buộc phải hòa nhập với tình hình của BĐVN để tồn tại. Và họ vẫn duy trì ở sân chơi hạng Nhất với những cách làm khác nhau.
“Để tồn tại trong môi trường nhiều nghịch lý như vậy, chúng tôi phải xác định lấy bản sắc địa phương làm gốc, Bình Phước ưu tiên sử dụng con người trong tỉnh. Đối với HLV ngoại tỉnh, chúng tôi định hướng để họ lập nghiệp tại đây còn các cầu thủ được mua về sẽ ký hợp đồng dài hạn nhưng ưu tiên cho cầu thủ trẻ. Sau năm đầu tiên có phần bỡ ngỡ và phụ thuộc hoàn toàn bằng ngân sách Nhà nước, mùa này chúng tôi sẽ thành lập tổ vận động tài trợ để tránh sự phụ thuộc.
Ban đầu chỉ với mục đích tìm kiếm tài trợ cho khoản tiền thưởng rồi sau đó sẽ có giải pháp để phát triển các khoản thu cho đội bóng. Muốn phát triển trước tiên phải xây nền móng vững chắc và Bình Phước luôn chực chờ cơ hội, khi có doanh nghiệp nào nhảy vào, chúng tôi sẽ nắm bắt liền. Nếu có cơ hội lên hạng V.League, Bình Phước quyết chơi tới cùng” ông Thắng khẳng định.