Xây dựng thương hiệu bóng đá Việt - Kỳ 1: Khi ĐTQG là “sản phẩm”… theo cách mới 

thứ sáu 17-6-2022 10:15:51 +07:00 0 bình luận
Hiện tại ngành thể thao đang triển khai đề tài  “Xây dựng thương hiệu Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu khoa học đề xuất hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, giá trị để xây dựng nên thương hiệu cho các ĐTQG, các HLV cùng các tuyển thủ bóng đá. 

Hãy tìm hiểu cách tiếp cận cùng những vấn đề chính của đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ này. 

Từ những kỳ tích nâng tầm bóng đá Việt 

Chỉ trong đúng hai năm, bóng đá Việt Nam đã liên tiếp tạo nên những kỳ tích trên các đấu trường quốc tế, với sức lan tỏa và hiệu ứng lớn lao. Trong đó, đầu tiên phải kể đến chiến tích Á quân kỳ diệu của một lứa cầu thủ trẻ tài năng dưới sự huấn luyện của HLV Park Hang Seo và khát khao tại giải U.23 châu Á 2018. Tiếp đến là chiếc cúp Vàng cùng thế hệ cầu thủ "vàng" - Vô địch AFF Cup 2018. Mới đây nhất, là tấm HCV lịch sử của đội tuyển U.22 tại SEA Games 2019.

Chính những chiến tích đặc biệt ấy đã nâng tầm vị thế của bóng đá nói riêng, thể thao Việt Nam nói chung cũng như thu hút các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực đặc thù này, đồng thời góp phần thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cùng phát triển theo chiều hướng tích cực. 

U23 Việt Nam làm nên kỳ tích tại U23 châu Á 2018

Trong khi đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, bóng đá Việt Nam đã chuyển dần sang hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, từng bước thích ứng với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Bóng đá ngày càng được nhà nước và xã hội quan tâm. Nhiều doanh nghiệp đầu tư, tài trợ phát triển bóng đá. Trên thực tế, với nguồn thu hiện nay vào khoảng 240 tỷ đồng/năm, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã bảo đảm được 80% kinh phí cho hoạt động.

Từ bài toán tài chính hóc búa 

Nguồn lực tài chính cho phát triển bóng đá Việt Nam hiện nay bao gồm: Hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Nhà nước thông qua chương trình, kế hoạch tập luyện và thi đấu hàng năm của các đội tuyển quốc gia nam, nữ, đội tuyển Olympic và kinh phí của các địa phương cho công tác đào tạo trẻ, hỗ trợ cho các câu lạc bộ và chi tổ chức các hoạt động bóng đá phong trào; từ nguồn của các doanh nghiệp “làm bóng đá”; nguồn vận động tài trợ thông qua việc bán các thương quyền của đội tuyển quốc gia và các giải đấu trong khuôn khổ hệ thống giải Quốc gia; thu từ bán vé xem các trận đấu, tài trợ của FIFA…

Tấm HCV SEA Games 30 góp phần nâng thương hiệu Bóng đá Việt Nam

Có thể nói, nguồn lực tài chính cho phát triển bóng đá đỉnh cao và đào tạo cầu thủ trẻ đã tốt hơn những năm trước đây, nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với khả năng và chưa đáp ứng được yêu cầu nâng tầm của nền bóng đá lên trình độ thế giới.

Những nhà quản lý thể thao, những người làm bóng đá vẫn đang loay hoay giữa câu chuyện ngân sách đầu tư cho thể thao từ đâu ra, làm sao tìm kiếm bồi dưỡng được nhân tài, cách nào để duy trì được phong độ của các cầu thủ thi đấu ổn định và làm sao để cải thiện được thành tích vị thế của Bóng đá nước nhà trong khi nguồn kinh phí nhà nước không thể bao cấp hết được, mà việc khai thác nguồn lực xã hội hoá thì còn khiêm tốn, không ổn định. 

Một “sản phẩm” theo cách mới 

Trong thể thao chuyên nghiệp, để mang lại nguồn lực tài chính, các nhà quản lý tổ chức và làm bóng đá đã chú ý đến xây dựng thương hiệu không những của giải đấu (League) mà còn của ĐTQG . Hình ảnh của các giải đấu và ĐTQG sẽ đến với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông, nhất là truyền hình.

Đáng kể hơn, thành tích và hình ảnh của ĐTQG đã trở thành một sản phẩm theo một cách mới: không chỉ khi giải đấu diễn ra (để đáp ứng mong muốn của người hâm mộ cuồng nhiệt) mà còn là những gì trên thị trường (hướng đến tất cả những người hâm mộ bình thường).

Những chương trình truyền thông, đặc biệt truyền hình với hình ảnh của các ngôi sao của đội tuyển nhằm mục đích gợi nên niềm đam mê vô tận để mội người đến với nhau thông qua bóng đá… Sự xuất hiện trên các phương tiện truyền thông là một cơ hội tuyệt vời cho hình ảnh của ĐTQG trước công chúng, người hâm mộ trong và ngoài nước. Đó sẽ là nền tảng, là “linh hồn” để xây dựng hình ảnh, khẳng định vị thế và thúc đẩy nền bóng đá nước nhà đứng vững bằng đôi chân của chính mình và phát triển, đáp ứng được lòng mong mỏi của người hâm mộ và toàn xã hội.

Bởi thế hình ảnh của đội tuyển bóng đá Việt Nam cần phải trở thành một sản phẩm của thị trường thể thao vì thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, trên các phương diện: 

 Một hiện tượng mang tính xã hội lớn

 Một lực lượng kinh tế đặc biệt

 Một phương tiện thông tin liên lạc có hiệu quả

 Một ngành công nghiệp thực thụ

“Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030“ sau hơn 5 năm thực hiện vẫn còn những mục tiêu chưa thực hiện được. Cho đến nay, cũng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề xuất hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn hay định ra những giá trị để xây dựng nên thương hiệu cho Đội tuyển Bóng đá quốc gia Việt Nam , các HLV và các tuyển thủ.

Và đề tài “Xây dựng thương hiệu Đội tuyển Bóng đá nam quốc gia Việt Nam” được đề xuất nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển Bóng đá, giúp bóng đá nước nhà nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung hội nhập mạnh mẽ với thể thao thế giới, khai thác  tiềm năng, khắc phục điểm yếu, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể kinh tế - xã hội, con người và văn hóa Việt. 

Đón đọc kỳ 2: Những đích nhắm “ Xây dựng thương hiệu Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam” 

Theo con số thống kê mới nhất của công ty Deloitte Touche Tohmatsu, nguồn thu của các giải bóng đá nhà nghề châu Âu đã tăng vọt qua các mùa giải. Nếu như mùa giải 2004/2005 số thu của giải Premier League là 1,98 tỷ euro, La Liga là 1,1 tỷ euro, Ligue One là 1 tỷ euro thì đến mùa giải 2014/2015, các giải đấu này đã đạt được con số đầy ấn tượng. Premier League là 4,4 tỷ euro, Bundesliga 2,39 tỷ euro, La Liga 2,05 tỷ euro, Seria A 1,79 tỷ euro và Ligue One là 1,42 tỷ euro. Đồng thời giá trị thương hiệu của các CLB ở thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng đầy ấn tượng qua các số liệu năm 2007 và 2014: Manchester United (1,453 – 3,165 tỷ euro); Real Madrid (1,036 – 3,3 tỷ euro); Barcelona (0,513 – 2,6 tỷ euro) và Bayern Munich (0,838 – 1,309 tỷ euro). 

Hà Thảo
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội