Nguồn gốc của Boxing tay trần và thực hư chuyện an toàn hơn Boxing đeo găng

thứ sáu 5-7-2019 1:30:00 +07:00 0 bình luận
Trong khoảng thời gian gần đây, Boxing tay trần đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn, nhưng nguồn gốc của môn thể thao này có từ đâu và liệu môn thể thao đẫm máu này có an toàn hơn Boxing đeo găng?

Giải thích theo cách đơn giản nhất thì Boxing tay trần chính là phiên bản nguyên thủy nhất của Boxing. Boxing tay trần tồn tại từ năm 1681 tại nước Anh và là loại hình thi đấu võ thuật chính của Anh cho tới năm 1867, năm mà bộ luật Marquess of Queensberry được giới thiệu.

Đây là bộ luật được xem là nền tảng cho Boxing hiện đại vì sự tồn tại của điều luật bắt các võ sĩ phải đeo găng để bảo vệ bàn tay. Nhờ vào sự thay đổi trong luật lệ, quyền Anh đã trở nên nổi tiếng hơn và được công nhận là môn thể thao Olympic vào đầu thể kỉ 20.

Trong khi đó, quyền Anh không găng đã trở thành môn thi đấu ngầm và là cần câu cơm của những tay đấm vì nhiều lí do khác nhau mà không thể thi đấu chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư.

Quyền Anh không găng đã gần như bị lãng quên bởi công chúng cho tới khi liên đoàn Bare Knuckle Fighting Championship (BKFC) được thành lập vào năm 2018, đây là liên đoàn duy nhất hợp pháp hóa các trận đấu không găng kể từ năm 1889.

Mãi đến năm 2018, Quyền Anh tay trần mới phát triển trở lại sau gần 130 năm bị lãng quên

Luật lệ của Boxing tay trần như thế nào?

Dù được quảng bá là các trận so tài tay trần tàn bạo, thực tế các võ sĩ vẫn buộc phải sử dụng handwrap nhằm giảm thiểu khả năng trật khớp tay nhất có thể.

Bộ luật của các trận đấu không găng cũng tương tự như luật nghiệp dư và chuyên nghiệp ở các điểm như cấm cắn, đánh hạ bộ, đánh vào gáy và sử dụng cùi chỏ. Tuy nhiên các Boxer không găng được phép ra đòn trong tư thế ôm tương tự như Muay Thái (kỹ thuật Dirty Boxing).

Một hiệp đấu sẽ kéo dài 2 phút và một trận đấu sẽ có thời gian 3, 5 hoặc 7 hiệp tùy theo ban tổ chức.

Cựu võ sĩ UFC Artem Lobov cho rằng format thi đấu này không phù hợp với các tay đấm chuyên nghiệp như Malignaggi, cụ thể hơn anh miêu tả rằng Boxing không găng giống như cuộc chạy đua nước rút, còn Boxing chuyên nghiệp là cuộc chạy marathon.

Boxing tay trần giống như một cuộc đua nước rút hơn là một cuộc đua đường dài marathon, Boxing đeo găng thì ngược lại

“Hiệp đấu ngắn hơn và việc không có găng cũng đồng nghĩa trúng đòn dễ hơn. Nó giống như chạy nước rút hơn là chạy marathon. Malignaggi là tay đấm có phong cách thi đấu tựa như marathon vậy, anh ta sẽ dùng các đòn một hai xuyên suốt 12 hiệp để ghi điểm. Boxing tay trần sẽ luôn có lợi cho các võ sĩ đấm mạnh và nhịp thi đấu nhanh”.

Quyền Anh không găng có an toàn hơn quyền Anh chuyên nghiệp?

Trong trận đấu đầu tiên của Artem Lobov tại liên đoàn BKFC vào tháng 4 vừa qua, anh đã chiến thắng điểm trước đối thủ là Jason Knight, một cựu võ sĩ MMA.

Dù những hình ảnh trong trận đấu cho thấy cả Lobov và Knight đầy những vết cắt và sưng tấy trên cơ thể - thậm chí Knight còn bị đấm văng cả răng đi - chủ tịch của BKFC David Feldman nhận định rằng những chấn thương các võ sĩ thường mắt phải trong trận đấu đều chỉ mang tính ngoài da chứ không ảnh hưởng đến nội tạng .

Boxing tay trần có thể gây ra những vết cắt, những vết bầm tím, nhưng nếu so về những chấn động bên trong, Boxing tay trần không gây ảnh hưởng như Boxing đeo găng

Cụ thể hơn, ông đã nói: “Tôi sẽ không khẳng định đánh tay trần an toàn hơn MMA hay Boxing nhưng tôi dám chắc rằng nó không hề nguy hiểm hơn. Những vết cắt ngoài da và những vết bầm sẽ không để lại ảnh hưởng lâu dài như chấn động não hoặc gãy xương.

“Một trong những điều quan trọng nhất chính là việc hầu hết các võ sĩ khi thi đấu tay trần hiếm khi nào tung toàn lực vào nắm đấm. Nếu tôi nói bạn dùng tay không đấm vào tường, bản năng của bạn sẽ luôn tự động kìm hãm lực để không chấn thương tay. Nhưng nếu bạn đã đeo găng vào, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn mà đấm toàn lực.

“Vì không đấm toàn lực nên những rủi ro liên quan đến não khó mà xảy ra hơn”.

Tuy nhiên chủ tịch của hiệp hội chấn thương não Headway Peter McCabe đã khẳng định: “Dù có găng hay không găng thì Boxing vẫn là môn thể thao nguy hiểm. Mỗi khi một võ sĩ bước lên sàn đấu họ sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương nghiêm trọng dù muốn hay không”.

Khôi Nguyên
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội