Phía sau tấm HCV ASIAD lịch sử của Dương Thúy Vi: Vì sao vô cùng khó & đặc biệt quý?

thứ ba 23-9-2014 16:00:31 +07:00 0 bình luận
(thethao24.tv) – Dù có thuận lợi rất căn bản khi không có đối thủ Trung Quốc song rõ ràng tấm HCV  của

(thethao24.tv) – Dù có thuận lợi rất căn bản khi không có đối thủ Trung Quốc song rõ ràng tấm HCV  của tuyển thủ xinh đẹp 21 tuổi Dương Thúy Vi thực sự là một chiến tích cực khó và giá trị. Nếu có nhìn vào tình cảnh của môn này, cụ thể ở nội dung taolu, qua 6 kỳ Á vận hội trước mới thấy rõ câu chuyện bước qua định mệnh như thế nào.

>>>Video: O.Việt Nam 1-0 O.Kyrgyzstan(Bảng H Asiad 2014)

>>>Wushu mang về HCV đầu tiên cho đoàn TTVN tại ASIAD 17

>>>Indonesia chính thức nhận quyền đăng cai Asiad 2018

Sợ đến mức không dám đăng ký tranh Vàng

Có lẽ do đặc tính khó lường của loại hình taolu – wushu, cũng như những lần thất bát trước đó nên các nhà quản lý, huấn luyện môn này tuyệt nhiên không đả động gì đến chỉ tiêu và khả năng phấn đấu trạnh Vàng tại ASIAD 2014.  Giới chuyên môn và người hâm mộ lâu nay  đều thất vọng tràn trề với câu hỏi lớn đầy bất lực “làm sao để wushu có HCV ASIAD?”.  Với 6 kỳ Đại hội, wushu Việt Nam đã trải qua 2 lần trắng tay (1990- 1994), rồi sau đó đều đặn có huy chương, chỉ có điều cao nhất cũng chỉ vươn tới Bạc. Tính ra, các võ sĩ đã có tới 8 HCB, đồng nghĩa với 8 lần không chạm nổi vào ngôi cao nhất.

Dương Thúy Vi

Ngay cả khi wushu được ngành thể thao ưu tiên đầu tư cao nhất và thực tế cũng đã xoay đủ cách, cả chuyên môn, thậm chí cả hậu trường để có Vàng Á vận hội mà đến giờ vẫn vô vọng. Ở nội dung taolu ngay cả tuyển thủ 6 lần VĐTG Thúy Hiền, được đánh giá ngang ngửa với các hảo thủ Trung Quốc cao nhất cũng chỉ tới Bạc. Thậm chí, mọi người đã đặt ra vấn đề cần phải đặt lại nghiêm túc về định hướng, sự đầu tư cho môn wushu tại Việt Nam, chứ không thể mãi chỉ chạy theo một đích quá nhiều yếu tố “ảo” như thế.

Huy chương ASIAD khó gấp đôi thế giới

Tưởng như nghịch lý song đây là 1 thực tế của môn wushu, khi mà các đội có thể giành huy chương thế giới không mấy khó khăn song với ASIAD lại cực khó. Chính người trong cuộc đã định lượng rằng nó phải khó vào cỡ gấp đôi. Ngoài tính chất chặt chẽ của một đại hội 4 năm mới tổ chức 1 lần và “cái nôi” Trung Quốc không cần chú ý tới quảng bá nữa thì về chuyên môn còn có một điểm khác biệt cơ bản, cụ thể với các taolu: việc đánh giá luôn mang tính toàn năng.

Tấm HCV mà Dương Thúy Vi giành được được đánh giá là rất khó.

Có nghĩa là võ sĩ phải thi đấu tốt 2, thậm chí 3 loại hình mới có thể có huy chương, trong khi ở giải VĐTG lại phân riêng ra. Mức độ khó, phức tạp, liên hoàn vì thế cao hơn hẳn. Nó lý giải vì sao, wushu Việt Nam qua 6  kỳ ASIAD đều vẫn chỉ chấp nhận “phận Bạc”. Wushu Việt Nam sở hữu hoàng loạt nhà VĐTG, với cả gần 20 tấm HCV song lại chưa từng có ai trở thành Quán quân của ASIAD.

Từ tất cả những nguyên do lạ mà quen kể trên mới thấy rõ trường hợp của Dương Thúy Vi cá biệt đến mức nào, có thể coi như một lần hiếm hoi hội đủ mọi yếu tố để bước lên ngôi cao nhất. Tấm HCV của Vi là một chiến tích cực khó và giá trị, dù khó có thể cho rằng wushu Việt Nam hiện tại mạnh hơn hay có một bước đột phá quan trọng về mặt nào đó từ chuyên môn, vị thế, quan hệ…

Kết quả của wushu Việt Nam ở 6 kỳ Á vận hội

Dương Thúy Vi là VĐV mang vàng về đầu tiên cho đoàn TTVN tại ASIAD 17.

ASIAD 1990& 1994: không có huy chương

ASIAD 1998: 1 HCB (Nguyễn Thúy Hiền), 2 HCĐ (Đàm Thanh Xuân, Trần Đức Trang)

ASIAD 2002: 1 HCB (Nguyễn Thị Mỹ Oanh), 1 HCB (Nguyễn Thị Mỹ Đức)

ASIAD  2006: 3 HCB (Phạm Quốc Khánh, Phan Quốc Vinh, Nguyễn Quốc Trung)

ASIAD 2010: 4 HCB (Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Bích, Phan Văn Hậu, Nguyễn Văn Tuấn), 2 HCB (Nguyễn Mạnh Quyền, Phan Quốc Vinh, Nguyễn Minh Thông, Vương Đình Khánh)

Không có thêm huy chương

Phạm Quốc Khánh chỉ xếp thứ 4 ở nội dung nam quyền và côn thuật.

Sau 1 tấm HCV, 1 HCĐ ở ngày đầu tiên, hôm qua, phân đội taolu của wushu Việt Nam đã không thể giành thêm huy chương nào. Rất đáng tiếc vì võ sĩ Phạm Quốc Khánh đã để vuột tấm HCĐ đáng tiếc ở nội dung nam quyền và côn thuật, đứng thứ 4 với khoảng cách thua ngưởi xếp thứ 3 vỏn vẹn 0,1 điểm.

Trong khi đó, ở phân đội shansou, võ sĩ Tân Thị Lý đã chắc chắn có ít nhất 1 tấm HCĐ khi đã giành quyền vào bán kết. Cách đây 4 năm, ở chính hạng 60kg không có võ sĩ Trung Quốc của, Lý đã gây thất vọng vì chị để thua đối thủ Azadpour ngay từ tứ kết.

Hà Thảo

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội