Sự khác biệt giữa chạy marathon và chạy cầu thang như thế nào?
VĐV phong trào Huỳnh Thái Lộc sinh năm 1979 tại Huế, hiện tại anh đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Theo chia sẻ của dân chạy Thái Lộc, trước năm 2008, anh từng là VĐV chuyên nghiệp của TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó Thái Lộc đã chính thức chuyển sang chơi phong trào.
Đam mê chạy và giữ lửa của nghề, vậy nên hàng năm VĐV phong trào và dù ở tuổi 41, anh vẫn tham gia hàng chục cuộc thi chạy lớn tại Việt Nam. Theo chia sẻ, Thái Lộc chạy marathon khác rất nhiều so với chạy cầu thang.
"Chạy marathon chủ yếu chỉ hội tụ đủ khối lượng thể lực, sức bền và sự dẻo dai. Ví dụ một VĐV chạy marathon, họ đăng ký ở nội dung 21km thì chỉ cần tập luyện hàng ngày cự ly 24-35km.
Tưởng tượng nếu đăng ký ở nội dung 42km, hàng ngày bạn phải luyện tập từ 35-45km. Với các cự ly, bài tập để thi đấu ở nội dung marathon, bản thân VĐV đó ít nhất 1 tuần phải được 1 lần đạt chuẩn", VĐV Thái Lộc nói về tập luyện và chạy marathon.
"Chạy cầu thang bạn phải tập một quá trình sức mạnh nhất định như động tác nâng cao đùi, tập sức mạnh chịu đựng như gánh tại, bật cao... Điều này sẽ bổ sung vào các nhóm cơ đùi để khi chạy cầu thang không dẫn đến chấn thương khi VĐV đó tập luyện hay thi đấu.
Một VĐV chạy chuyên nghiệp và bán chuyên, họ sẽ hiểu không phải VĐV nào chạy marathon cũng có thể chuyển qua chạy cầu thang được. Bởi chạy cầu thang, nó tùy thuộc vào cơ địa, sức chịu đựng của mỗi VĐV khác nhau.
Tuy nhiên, dù chạy marathon hay chạy cầu thang thì điều bạn phải chú ý đó là vấn đề sức khỏe của bạn. Nếu trước một cuộc thi, bạn bị sốt, tiêu hóa, mất ngủ... thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến thành tích của bạn.
Vậy nên, điều tôi muốn nói ở đây, chúng ta đến với môn chạy để lan tỏa sức mạnh của thể thao. Chúng ta cần phải lắng nghe cơ thể của mình nói, không được vì sự thiếu hiểu biết mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình”, Huỳnh Thái Lộc phân tích sự khác nhau giữa chạy cầu thang và chạy Marathon.