Giải mã công nghệ kỷ lục thay lốp xe F1 trong 1,9 giây của Red Bull

thứ tư 17-7-2019 23:00:00 +07:00 0 bình luận
Kỷ lục thay lốp xe trong 1,89 giây của đội đua Red Bull vẫn chưa phải là giới hạn cao nhất mà còn người có thể đạt tới trong tương lai.

Mới đây, đội đua Red Bull chỉ mất dùng 1,89 giây để thay lốp cho chiếc RB15 của Piere Gasly tại vòng 13 Grand Prix Anh. Kỳ tích này giúp Red Bull phá vỡ kỷ lục 1,92 giây trước đó của đội Williams khi thay lốp cho Felipe Massa tại Grand Prix Baku năm 2016. Cũng tại Grand Prix Anh, thời gian vào pit Max Verstappen cũng chỉ mất 1,96 giây, nhanh thứ hai mùa này sau kỷ lục của Gasly.

Có thể nói, trên đường đua F1, đôi khi sự thành công và thất bại được quyết định ở 1 pitstop (điểm dừng kỹ thuật). Đây không chỉ là “cuộc chiến” của các tay đua cùng những “chiến mã tốc độ”. Đằng sau đó còn là 20 nhân viên kỹ thuật ở pitstop (gọi tắt là “pit crew”) phối hợp nhịp nhàng với mục tiêu… thay bộ lốp xe nhanh nhất có thể. Đối với họ, những người thay lốp hàng nghìn, hàng vạn lần trong một mùa giải, việc chậm trễ 1/10 giây giống như cả tiếng đồng hồ vậy.

Kể từ khi việc tiếp nhiên liệu giữa chặng đua bị cấm hoàn toàn vào năm 2010, các pit crew càng phải chịu áp lực hơn về chất lượng và thời gian thực hiện các thao tác của mình.

Từng nhân viên kỹ thuật ở pitstop hoạt động như một cỗ máy hoàn hảo.

“Nếu như trước đây, chúng tôi hài lòng với việc thay lốp đạt sub-3 (từ 3 giây trở xuống), thì hiện nay, mục tiêu của toàn đội là sub-2”, bà Gemma Fisher, Chuyên gia quản trị nhân sự của đội đua Williams Martini Racing.

Mỗi khi “Pit crew” hoàn thành xong công việc, bà Gemma sẽ phân tích mọi khía cạnh, từ đó tìm ra phương án rút ngắn thời gian công việc ở từng thao tác nếu có thể được, từ con người cho tới bộ công cụ đang sử dụng, tất cả đều được tinh chỉnh một cách hết sức tỉ mỉ.

Thậm chí, vị trí ngồi của các nhân viên kỹ thuật ở pitstop cũng được vạch ra rõ ràng trước khi cuộc đua bắt đầu. Sự di chuyển của từng thành viên đều được vạch sẵn trong bản đồ kế hoạch. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc va chạm giữa các thành viên khi di chuyển cũng như từng người sẽ hiểu mình phải đi theo hướng nào để hiệu quả công việc tốt nhất, không lệch dù chỉ 1mm.

Williams đang lên kế hoạch chỉ thay lốp xe trong 1,6 giây.

Chỉ cần một sơ suất nhỏ tại pitstop đều phải trả một cái giá rất đắt. Tại Monaco Grand Prix 2016, khi tay đua Daniel Ricciardo của đội Red Bull vào pit, “pit crew” đã không chuẩn bị sẵn lốp xe ở đúng vị trí. Việc thay lốp chậm thêm vài giây đã khiến cho Riccardo để mất vị trí dẫn đầu vào tay của Lewis Hamilton. Sau giải đấu, Riccardo không ngần ngại khẳng định rằng mình đã bị “pit crew” của Red Bull chơi khăm. Để tránh lặp lại trường hợp như Riccardo, bà Fisher cho biết, các thao tác ở pitstop cần phải tập luyện cho đến khi nó trở thành bản năng. 

“Mọi kỹ năng đều phải đạt đến mức như thể bạn kích hoạt chế độ tự động vậy”, bà Fisher cho biết. “Thậm chí, trong điều kiện lý tưởng, Red Bull hoàn toàn có thể thay lốp trong 1,6 giây”.

Rất nhiều hoạt động được diễn ra trong vài giây ngắn ngủi đó. Chiếc xe đi vào pitstop và dừng hẳn. Kích nâng lốp trước và sau được sử dụng. Súng nới lỏng đai ốc được hoạt động. Những chiếc lốp cũ mòn được thay mới. Kích nâng lốp được hạ xuống và tay đua lại tiếp tục thi đấu. Từng công đoạn trên được thực hiện lần lượt, bước này hoàn thành xong thì bước khác mới được thực hiện. Do vậy, không có chỗ cho những sai lầm trong khoảng thời gian này.

Khi bạn chỉ có 2 giây để hoàn thành công việc, điều đó có nghĩa là bạn phải tận dụng từng milli giây để hành động. Trung bình thời gian phản ứng của con người là 200 milli giây và đây cũng chính là thời gian mà nhân viên kỹ thuật dùng súng bắn ốc để nới lỏng hay thắt chặt lốp ô tô.

Kỷ lục của Red Bull hoàn toàn có thể bị Williams hoặc đội đua khác xô đổ trong tương lai.

Chưa dừng lại ở đó, để mọi thứ vận hành một cách hoàn hảo nhất, đội đua Williams còn phân tích các chỉ số sinh trắc học của từng thành viên trong “pit crew”, nhằm đánh giá và cải thiện hiệu suất của từng người dưới áp lực cực lớn.

Ở mùa giải 2016, các nhân viên kỹ thuật trong pitstop của Williams đều phải đeo thiết bị cảm biến trong suốt mùa giải. Điều này giúp cho bà Fisher và các cộng sự có thể theo dõi được nhịp tim, nhịp thở và rất nhiều chỉ số khác về sức khỏe, thể trạng của từng người.

“Chúng tôi nhìn vào tất cả các khía cạnh về sinh trắc học cần có để trở thành một kỹ thuật viên ở pitstop, từ cách phối hợp các thao tác giữa tay và mắt, độ linh hoạt, tốc độ, thời gian phản ứng… Với những thử thách và áp lực liên tục sau mỗi mùa giải, chúng tôi cần “pit crew” luôn hoạt động với hiệu suất cao nhất”, bà Fisher nhấn mạnh.

Q.T.
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội