Chùy Âu (mace): tử thần trên chiến trường Trung Cổ
Khi đã nhắc đến châu Âu thời Trung Cổ, chúng ta sẽ nghĩ đến những hiệp sĩ trong những bộ giáp sáng loáng. Những hiệp sĩ đó họ luôn gắn liền với những thanh kiếm gần như là biểu tượng của họ. Cũng chính lý do này, khi nhắc những món vũ khí ở châu Âu, đa phần mọi người chỉ nghĩ đến những thanh kiếm hay những mũi giáo kỵ binh,trên thực tế châu Âu thời Trung Cổ đã phát triển một hệ thống vũ khí rất đa dạng và chùy Âu (mace-bludgeon) là một trong những món vũ khí ấy.
Chiếc chùy âu trong thực tế
Xuất xứ từ những cây chùy nguyên thủy
Chùy đã xuất hiện từ rất lâu, thậm chí từ thời nguyên thủy con người đã tự tạo ra những công cụ tương tự. Chỉ cho đến thời kỳ của người Assria thì món vũ khí này mới có hình dạng rõ ràng.
Những cây chùy nguyên thủy đã được sử dụng như một công cụ hoặc một vũ khí
Cấu tạo của chùy khá đơn giản và cân nặng không quá lớn. Chiều dài trung bình của chùy tầm 60cm và nặng tầm 1,5kg. Cân nặng tuy khá nhỏ nhưng lại có thể cho ra sát thương lớn. Đầu chùy thông thường sẽ tầm 6 cạnh với khoảng cách đều nhau, Kỹ thuật sử dụng chùy khá đơn giản, bạn không cần phải quan tâm đến việc cầm đúng cạnh chùy hay không mà bạn chỉ phải chú ý đến việc đầu chùy có đánh trúng nơi bạn muốn hay không.
Một chiếc chùy Âu Mace tiêu biểu
Chiếc giáp sắt và tiên chỉ của những cây chùy đầu tiên
Các hiệp sĩ châu Âu ngày xưa sử dụng những áo giáp dạng lưới (mail), đây là dạng giáp nhẹ và linh hoạt nhưng vẫn có khả năng bảo vệ rất tốt. Khi gặp phải các vũ khí sắc bén như kiếm hay giáo, giáp lưới có thể dễ dàng bảo vệ được chủ nhân của nó. Có thể nói, trước công nghệ rèn giáp đặc biệt này, những lưỡi kiếm và mũi giáo trở nên vô dụng, từ đó, những kỹ sư lại lao vào nghiên cứu một loại vũ khí mới có thể giúp họ vượt qua những lớp giáp dày.
Lớp giáp sắt mail khiến cho những món vũ khí bén nhọn như kiếm và thương trở nên vô dụng
Không giống như kiếm hay các vũ khí lưỡi bén, sát thương mà chùy gây ra là sức nặng và lực đánh thay vì khả năng xuyên thấu và cứa đứt. Bạn cứ tưởng tượng cơ thể của bạn bị một cục sắt nặng tầm 2kg đập vào với gia tốc và trọng lượng của cú vung tay từ một hiệp sĩ dòng đền, nó là vậy đấy.
Chùy bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ 12 đơn giản vì nó đã đáp ứng được những nhu cầu căn bản trong chiến tranh: rẻ, dễ làm, dễ sử dụng. Thậm chí khi bạn gặp đối phương mặc giáp dạng tấm (plate armour), chùy vẫn là phương án lựa chọn hiệu quả.
Khi đối đầu với giáp sắt dày, yếu tố trọng lượng và lực đánh trở thành yếu tố chủ chốt thay vì độ bén ngọt của vũ khí
Giáp dạng tấm gần như không thể xuyên thủng bằng dao kiếm thông thường, lớp thép quá dày và kỹ thuật luyện thép của châu Âu thời kỳ trước cũng rất tốt nên việc xuyên thủng những lớp giáp đó gần như là bất khả thi. Nhưng với một cây chùy thì khác, bạn không cần phải quan tâm đến việc có phá hủy được lớp giáp bên ngoài hay không, sức nặng của quả chùy sẽ gây tổn thương nội tạng mà chẳng cần phải xé rách lớp giáp dày bên ngoài, chưa kể đến lực đánh của quả chùy cùng với khối lượng giáp nặng của "nạn nhân" sẽ tạo thành cộng hưởng tăng đáng kể sức sát thương của đòn đánh.
Tuy vậy chùy có một nhược điểm, nó khá ngắn. Vì chiều dài thông thường chỉ tầm 60cm nên khi so với những vũ khí khác như kiếm hay giáo, chùy không có tầm đánh xa, đây là lý do khiên nhỏ trở thành cặp bài trùng của chùy. Chỉ với một phụ kiện nhỏ - chiếc khiên chắn, chùy Âu nhanh chóng phát huy được tối đa mọi ưu thế và đồng thời cải thiện được mọi khiếm khuyết trước đây của chính nó.